nào, vừa bởi vì họ thuộc nhóm đóng thuế thấp và cũng vì thu nhập của họ
chủ yếu tới từ những nguồn khá dễ nhận biết như là tiền lương. Vì thế,
chúng ta không thấy nhiều thay đổi trong báo cáo thu nhập ở phía những
người có thu nhập thấp. Những người thuộc nhóm thu nhập cao có lý do về
cả động cơ lẫn cơ hội để quanh co hơn, nhưng họ ít làm điều đó hơn khi
mức thuế của họ giảm xuống. Thu nhập ở mức cao có vẻ tăng lên, và hố
ngăn cách có vẻ rộng ra.
Thứ hai, sự đổ vỡ của các gia đình đem lại ảo giác về mặt thống kê của
sự nghèo khó. Một gia đình với hai người đi làm, mỗi người kiếm 25 nghìn
đô-la một năm được tính là một gia đình trung lưu với tổng thu nhập 50
nghìn đô-la. Khi gia đình này tan vỡ, gia đình trung lưu đó biến mất và hai
gia đình 25 nghìn đô-la nổi lên thế chỗ nó.
Thứ ba, và tôi nghĩ là thú vị nhất, là sự cách biệt ngày càng tăng giữa các
mức thu nhập hàng năm không cần phải liên quan tới sự cách biệt ngày
càng tăng trong mức thu nhập cả đời. Vì người ta thường di chuyển rất
nhiều trong phân phối thu nhập. (Tại Mỹ, nếu bạn hoặc là thuộc 1/5 nhóm
đứng đầu hoặc đứng cuối trong phân phối thu nhập, bạn sẽ có cơ hội hơn
cho dù bạn không ở đó sau 8 năm nữa). Mức gia tăng lớn trong thu nhập
cao cùng với mức giảm nhỏ trong thu nhập thấp có thể sẽ tốt cho tất cả mọi
người nếu chúng ta đều dành một số thời gian gần cả hai đầu của cán cân
thu nhập.
Giả sử ban đầu chúng ta đều có mức thu nhập 50 nghìn đô-la, và không
có sự bất công nào hết. Bây giờ một thay đổi trong môi trường kinh tế
khiến một nửa trong chúng ta có số thu nhập giảm xuống còn 40 nghìn đô-
la trong khi nửa kia tăng lên tới 100 nghìn. Bạn có thể nghĩ rằng một nửa số
hộ gia đình nghèo hơn trước và nửa kia giàu lên. Nhưng nếu chúng ta thay
phiên nhau, sao cho một nửa trong số chúng ta kiếm 40 nghìn đô-la trong
những năm chẵn và 100 nghìn đô-la trong những năm lẻ trong khi những
người khác làm ngược lại, thì tất cả chúng ta đều có mức thu nhập trung
bình 70 nghìn đô-la một năm và chúng ta đều thắng.