KINH TẾ HỌC DÀNH CHO ĐẠI CHÚNG - Trang 16

tiến hành có khả năng lý giải những sự thật nặng ký về tác động của án tử
hình.

Vào năm 1983, Giáo sư Edward Leamer thuộc trường Đại học

California, Los Angeles đã cho đăng một bài báo thú vị mang tên “Nào,
hãy lôi những trò bịp ra khỏi toán kinh tế”. Trong đó, ông cảnh báo rằng
những định kiến của nhà nghiên cứu có thể ảnh hưởng đáng kể tới các kết
quả của ông. Leamer sử dụng án tử hình làm ví dụ. Ông trình bày một phép
thử nghiệm toán kinh tế đơn giản, khi mức chênh lệch nghiêng về phía ủng
hộ án tử hình, có thể thấy rằng mỗi một án tử hình được thực thi giúp ngăn
ngừa tới 13 vụ giết người. Cùng một phép thử nghiệm như thế, nhưng với
mức chênh lệch nghiêng về phía chống án tử hình, thì có thể thấy mỗi một
án tử hình được thực thi thực chất lại gây ra thêm 3 vụ giết người. Thực tế,
trừ phi ai đó đi sâu vào việc tạo ra độ chênh lệch phản đối án tử hình, còn
thì hầu hết các nghiên cứu toán kinh tế cho thấy tác động ngăn ngừa đáng
kể của án tử hình. Kẻ sát nhân cũng phản ứng trước thưởng phạt.

Làm sao có thể như vậy? Chẳng phải rất nhiều tên sát nhân đam mê giết

người hoặc hành động vô thức hay sao? Có lẽ là như vậy. Nhưng có hai
phản hồi như sau. Thứ nhất, các kết quả của Ehrlich cho thấy mỗi án tử
hình được thực thi giúp ngăn ngừa 8 vụ giết người; chứ không nói rõ 8 vụ
giết người nào được ngăn ngừa. Chỉ cần tên sát nhân được ngăn chặn, thì
có nghĩa là án tử hình chính là sự ngăn chặn. Phản hồi thứ hai là: Tại sao
chúng ta nên hy vọng rằng những kẻ sát nhân khát máu lại không phản ứng
trước thưởng phạt? Chúng ta có thể tưởng tượng hình ảnh một người căm
ghét vợ mình tới mức trong hoàn cảnh thông thường có thể làm hại vợ nếu
anh ta nghĩ rằng anh ta có 90% cơ hội thoát khỏi vòng lao lý. Khi đó, có lẽ
trong giây phút nóng giận, anh ta sẽ mất hết lý trí đến nỗi sẵn sàng giết vợ
thậm chí ngay cả khi chỉ có 20% cơ hội thoát tội. Như vậy trong giây phút
nóng giận, việc nhận thức cơ hội thoát tội của mình là 15% hay 25% chẳng
có ý nghĩa gì đối với anh ta cả.

(Tôi cũng xin được trình bày phản hồi thứ ba khá hấp dẫn. Ehrlich không

bịa ra con số 8; ông rút ra con số này thông qua việc phân tích dữ liệu công

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.