một công việc mang lại lợi nhuận. Thế thì tại sao triển vọng đó không tạo
ra được động cơ đủ mạnh để khuyến khích các nhà máy tiếp tục hoạt động?
Dĩ nhiên những nhà máy như thế sẽ ít hơn khi nguy cơ xảy ra chiến tranh
chỉ là 1/3 so với khi nó là 1/2, và tất nhiên đó là kết quả mà một chính phủ
khôn ngoan sẽ lựa chọn. Việc đầu tư sẽ chỉ hợp lý khi chúng ta chỉ dành
một nguồn lực không đáng kể cho việc đề phòng một tình huống ít có khả
năng xảy ra.
Tuy nhiên, động cơ về lợi nhuận của việc sản xuất xe tăng của các nhà
máy chỉ có thể có được nếu chính phủ không làm theo tiền lệ và không áp
đặt kiểm soát giá trong thời kỳ chiến tranh. Đối với vấn đề về sự sẵn sàng
phòng thủ quốc phòng, các vấn đề phát sinh không phải từ sự can thiệp quá
ít vào thị trường (hình thức trợ cấp) mà là từ việc can thiệp quá nhiều (hình
thức kiểm soát). Phương thức hữu hiệu nhất để tạo ra sự sẵn sàng quân sự
đó là thay đổi chính sách về bảo đảm quyền tự do đối với việc kiểm soát
giá cả.
Khi các nhà phê bình chê bai chất lượng ô tô được sản xuất tại Mỹ, các
nhà kinh tế học sẽ không hiểu tại sao các nhà phê bình lại phải làm ầm ĩ lên
như thế. Trong ngành công nghiệp ô tô, chắc chắn sẽ có một ai đó giữ vị trí
người chuyên sản xuất ô tô chất lượng thấp. Vậy thì tại sao đó lại không
phải là người Mỹ?
Có nhiều thị trường ô tô khác nhau trên đồ thị giá cả/chất lượng. Không
có thành công đặc biệt nào trên phía cao hơn của đồ thị cũng như không có
sự xấu hổ nào trong thành công ở phần thấp của đồ thị. Tôi thà thành lập
một chuỗi siêu thị Kmart còn hơn là xây dựng một cửa hàng thời trang cao
cấp chỉ với một đại lý bán lẻ.
Chất lượng không nhất thiết phải tương quan với lợi nhuận. Để có được
chất lượng cao đòi hỏi phải có chi phí sản xuất cao. Một số người tiêu dùng
muốn trả nhiều hơn để có được những sản phẩm có chất lượng cao hơn với
chi phí sản xuất tốn kém hơn; nhưng cũng có những người chỉ muốn mua
những sản phẩm rẻ tiền hơn – chi phí sản xuất thấp hơn nên giá thành cũng