Một người quan sát ngây thơ có thể nghĩ rằng những người bán thịt sẽ
không được lợi từ luật hạn chế lựa chọn giờ mở cửa của họ – cũng như
nghĩ rằng đàn ông sẽ không được lợi từ lệnh cấm cưới nhiều vợ, hoặc cấm
phụ nữ quyền giải phẫu thẩm mỹ. Nhưng một thỏa thuận có lợi cho cả đôi
bên thì cần được áp dụng.
Vào đầu thế kỷ XX ở Trung Quốc, hàng hóa được vận chuyển bằng xe
kéo được điều khiển bởi một nhóm sáu người đàn ông; họ sẽ được trả hậu
hĩnh nếu đưa hàng đến tận nơi. Vì mọi người đều nghĩ rằng sức kéo của
năm người còn lại mới quyết định thành công của công việc nên họ bắt đầu
lảng tránh công việc. Nếu tất cả mọi người còn lại trong nhóm đều kéo thật
tình, thì dù thế nào cuối cùng cả đội cũng sẽ đến đích, vậy tại sao mình phải
kéo mạnh làm gì? Nếu không ai kéo mạnh, dù thế nào cuối cùng cả đội
cũng sẽ không thể đến đích, vậy tại sao mình phải kéo mạnh làm gì? Mỗi
người trong nhóm đều tính toán thiệt hơn, họ trốn việc, do đó hàng đến
muộn và không ai được trả lương.
Những người thợ kéo nhanh chóng rút ra một cơ chế khắc phục tình
huống đáng tiếc trên. Sáu người thợ cùng thuê một người thứ bảy quất roi
vào họ.
Việc buộc chính phủ trở thành người áp dụng luật không khác gì thuê
một người quất roi vào mình. (Mặc dù vậy có sự khác nhau đáng kể giữa
thợ kéo và người bán thịt: Khi người thợ kéo cùng hiệp lực kéo mạnh hơn,
họ không làm ảnh hưởng đến ai nhưng khi người bán thịt thông đồng đóng
cửa sớm, họ sẽ chống lại cộng đồng.)
Ai cũng có thể giành chiến thắng trong trò chơi kết bạn. Nhưng ngay cả
khi đó, vẫn có bất đồng về việc phân chia quyền lợi. Khi có nhiều thứ trong
tay, không gì ngạc nhiên khi ta liên minh, rồi lại chia rẽ, và lại dựa vào
chính quyền để phục hồi nó. Những câu chuyện này nuôi dưỡng những
hành vi chiến lược. Trong những câu chuyện đó có cả những câu chuyện
mà nhiều người tin rằng trong đó mọi chiến lược đều là công bằng.