thời điểm đó, Willie chưa đọc báo và không hề biết gì về việc giá cả đã leo
thang gấp đôi. Thế là anh ta vui vẻ nhận lời. Chỉ đến khi trên đường về nhà,
dừng lại siêu thị để mua đồ bằng những đồng lương đầu tiên của mình,
Willie mới nhận ra sự thật phũ phàng và bắt đầu viết đơn xin thôi việc.
Câu chuyện hư cấu được cách điệu hóa cao độ này phản ánh những khía
cạnh quan trọng có khả năng phát sinh trong thực tế. Cái cách mà lạm phát
có làm tăng cơ hội việc làm là lừa gạt mọi người. Lạm phát khiến cơ hội
việc làm trở nên hấp dẫn hơn so với thực chất và dụ dỗ người lao động
nhận công việc mà chắc chắn họ sẽ từ chối nếu họ biết rõ hơn về tình hình
kinh tế.
Chúng ta có thể kể câu chuyện hay hơn từ quan điểm của nhà tuyển
dụng. Giả sử bạn có một tiệm bán kem, bán một cây kem ốc quế với giá 1
đô-la. Nếu bạn bán với giá 2 đô-la một cây kem, bạn sẽ mở rộng được hoạt
động của mình, nhưng bạn đã học hỏi được qua thử nghiệm rằng mức giá 2
đô-la cao hơn những gì khách hàng sẵn sàng trả.
Nếu giá cả và lương bổng – bao gồm tất cả những chi phí của bạn − tăng
gấp đôi thì bạn có thể bán kem với giá 2 đô-la, nhưng 2 đô-la đó có giá trị
cũng chỉ tương đương 1 đô-la của ngày hôm qua. Bạn vẫn như trước đó mà
thôi.
Nhưng giả sử giá cả và lương bổng tăng gấp đôi mà bạn không hề biết gì.
Bạn chỉ nhận thấy khách hàng bỗng dưng sẵn sàng trả thêm tiền để mua
một cây kem ốc quế. (Bạn nhận ra khi khách đến mua đông hơn, vì cây
kem giá 1 đô-la của cửa hàng bạn đã trở thành giá hời với những khách
hàng kiếm được mức lương gấp đôi hàng tháng.) Bạn mở rộng hoạt động
và thuê thêm nhiều nhân viên mới. Nhưng ngay cả khi bạn đã nhận ra sai
lầm của mình, thì việc mở rộng hoạt động cũng không hủy bỏ được: tủ lạnh
mới đã được lắp đặt, chỗ để xe mới đã được xây và có thể bạn vẫn muốn
giữ lại ít nhất một trong số những nhân viên mới thuê.
Câu chuyện của Lucas không ngụ ý rằng lạm phát mang lại công việc
cho con người, mà chính lạm phát bất ngờ mang lại công việc cho con