gai đâm khi nghe người ta nói khéo rằng chúng ta đang mắc phải thứ bệnh
quái dị nào đó.
Chủ nghĩa môi trường ngây ngô của trường mẫu giáo mà con gái tôi theo
học là một hỗn hợp những thứ bị nhồi nhét bởi những huyền thoại, mê tín
và lễ nghi rất giống với những dạng ít tiếng vang nhất của Chủ nghĩa trào
lưu chính thống trong tôn giáo. Thuốc giải độc cho tôn giáo tồi là khoa học
tốt. Thuốc giải cho thuật chiêm tinh là phương pháp khoa học, thuốc giải
cho chủ nghĩa sáng tạo ngây thơ là sinh học tiến hóa, và thuốc giải cho chủ
nghĩa môi trường ngây ngô là kinh tế học.
Kinh tế học là môn khoa học của những ưu tiên luôn cạnh tranh với
nhau. Chủ nghĩa môi trường vượt lên khỏi khoa học khi nó nâng vấn đề của
ưu tiên lên vấn đề của đạo đức. Một đề xuất để lắp đường ở khu thiên nhiên
và xây một bãi đỗ xe là cơ hội cho xung đột giữa những người ưu tiên khu
thiên nhiên và những người ưu tiên việc đỗ xe thuận tiện. Trong cuộc vật
lộn nảy sinh từ đó, mỗi bên đều cố áp đặt ưu tiên của mình bằng cách giật
dây hệ thống chính trị và kinh tế. Vì một bên phải thắng và một bên phải
thua, cuộc đấu rất khốc liệt và thường khá cay đắng. Tất cả những điều này
đều lường trước được.
Nhưng trong 25 năm kể từ Ngày Trái đất đầu tiên (22-4-1970), một yếu
tố mới và xấu xí đã xuất hiện dưới dạng niềm tin của một bên rằng những
ưu tiên của họ là Đúng và của phía kia là Sai. Khoa học của Kinh tế học
tránh xa thái độ đạo đức như thế; tôn giáo của chủ nghĩa môi trường tung
hô nó.
Kinh tế học buộc chúng ta đối đầu với sự cân đối căn bản. Xung đột nảy
sinh vì mỗi bên đều muốn phân phối nguồn lực theo những cách khác nhau.
Jack muốn rừng gỗ của anh với phí tổn đổ lên bãi đỗ xe của Jill và Jill
muốn bãi đỗ xe của cô với phí tổn đổ lên rừng gỗ của Jack. Công thức đó
trung lập về mặt đạo đức và nên là lời cảnh báo đề phòng việc gắn tước
hiệu đạo đức cao quý cho bất cứ ai trong Jack và Jill.