Trong cuộc thâm nhập vào đầu óc trẻ thơ, thủ đoạn đáng lên án nhất của
những kẻ quá khích của môi trường là gán mỗi thử thách đối với sự chính
thống của họ với trận đấu giữa cái Tốt và cái Xấu. Phim hoạt hình mỗi sáng
thứ bảy miêu tả những kẻ gây ô nhiễm môi trường tai quái gây ô nhiễm chỉ
vì muốn gây ô nhiễm, không phải vì việc gây ô nhiễm là phó phẩm cần
thiết của một hoạt động có lợi nào đó. Điều này kéo dài một lời nói dối
đáng chê. Truyền thống chính trị Mỹ không thương tiếc những kẻ tiến xa
bằng cách bôi nhọ đối thủ của mình. Truyền thống đó nên được giữ vững
với độ khẩn cấp đặc biệt khi mục tiêu là trẻ em. Suy cho cùng thì chẳng lẽ
các nhà môi trường học không có chút lương tâm nào chăng?
Kinh tế học theo nghĩa hẹp nhất là môn khoa học khách quan. Nhưng
kinh tế học cũng là cách thức suy nghĩ, với mức độ ảnh hưởng tới những
người thực hành nó và vượt lên khỏi nhu cầu logic hình thức. Với sự đa
dạng của sở thích của loài người làm chủ đề chính, nguyên tắc của kinh tế
học là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của những giá trị đạo đức như sự
khoan dung và thuyết đa nguyên.
Theo kinh nghiệm của tôi, các nhà kinh tế học rất phi thường trong việc
đón nhận các ưu tiên, lối sống và tư tưởng khác. Những tư tưởng cổ hủ như
“đạo đức làm việc” và “lối sống chắt chiu” là hoàn toàn xa lạ trong kho từ
vựng của kinh tế học. Công việc của chúng tôi là hiểu hành vi ứng xử của
con người, và hiểu biết không xa tôn trọng là mấy đâu.
Sau buổi chạm trán ngày tốt nghiệp của chúng tôi, tôi gửi cho cô giáo
con gái tôi một lá thư giải thích tại sao tôi đã từ chối lời mời tham gia vào
một cuộc tranh luận về lý tưởng ngày ấy. Một số quan điểm trong lá thư
này mang tính cá nhân nhiều hơn là chuyên nghiệp. Nhưng sau cùng lá thư
là lời biện hộ cho sự khoan dung mà các nhà kinh tế học thường xuyên cho
và nhận lại. Vì vậy tôi sẽ nuông chiều bản thân bằng cách đăng lại nó ở
đây, như là một ví dụ về cách suy nghĩ theo chiều hướng kinh tế đã định
hình cho suy nghĩ của một nhà kinh tế học như thế nào.
“Rebbeca thân mến: