không thể kiểm soát được quân của mình như mong muốn. Đó là do lính
chạy hàng có những động cơ khác.
Đối với J.T, xung đột làm gián đoạn công việc kinh doanh; hắn ta
chẳng hề muốn quân của mình phải bắn phát súng nào. Tuy nhiên, đối với
một tên lính chạy hàng, bạo lực phục vụ cho một mục đích. Xung đột là
một trong ít cách để một tên lính chạy hàng có thể làm cho bản thân trở nên
khác biệt − và dẫn trước trong vòng đấu − chứng minh lòng can đảm trước
bạo lực. Một tên giết người luôn được nể nang, kính sợ và được nhắc tên.
Động cơ của một tên lính chạy hàng là khẳng định tên tuổi của bản thân.
Động cơ của J.T, là ngăn không cho quân của hắn ta làm như vậy. “Tao cố
gắng cho quân của mình biết rằng bọn chúng thuộc một tổ chức nghiêm
chỉnh,” hắn từng nói với Venkatesh như vậy. “Giết chóc không phải là tất
cả công việc. Chúng xem phim ảnh và những thứ bẩn thỉu, rồi nghĩ mọi
việc chỉ là chạy loăng quăng và làm rối tung mọi thứ. Nhưng không phải
vậy. Bọn lính chạy hàng cần phải học cách là một phần của tổ chức; không
thể suốt ngày đánh nhau được. Điều đó ảnh hưởng xấu tới việc kinh
doanh.”
Cuối cùng, J.T. đã thắng thế. Hắn ta giám sát sự phát triển của băng
nhóm và mở ra một thời đại mới thịnh vượng và hòa bình tương đối. Hắn ta
được trả nhiều tiền bởi vì ít người có thể làm được những việc mà hắn đã
làm. J.T. là một người đàn ông cao lớn, dễ coi, thông minh và chín chắn,
biết cách thúc đẩy mọi người. Hắn ta cũng rất khôn ngoan, không bao giờ
bị bắt vì mang súng hay tiền. Trong khi các thành viên còn lại của băng
nhóm sống trong nghèo khổ với mẹ chúng thì J.T. lại có một số căn nhà,
một nhúm người đẹp và vài cái ô tô. Tất nhiên hắn ta cũng có kiến thức
kinh doanh. J.T. thường xuyên trau dồi để làm tăng thêm lợi thế này. Đó là
lý do tại sao hắn ta yêu cầu sử dụng sổ sách kế toán theo kiểu doanh nghiệp
– thứ đang nằm trong tay của Venkatesh. Không có một thủ lĩnh trong “đại
lý được nhượng quyền kinh doanh” nào khác từng làm điều này. J.T. cũng