cơ tiêu cực của hình phạt tử hình không đủ nghiêm khắc để một tên tội
phạm thay đổi hành vi của mình.
Điểm chưa hoàn thiện thứ hai trong lập luận về hình phạt tử hình còn
rõ ràng hơn. Giả sử hình phạt tử hình làm nhụt chí tội phạm. Vậy có bao
nhiêu tội phạm thật sự bị nhụt chí? Nhà kinh tế học Isaac Ehrlich, trong
một tài liệu trích dẫn năm 1975, đã rất lạc quan cho rằng tử hình một tội
nhân thì hạn chế được bảy tên tội phạm giết người. Bây giờ chúng ta thử
làm phép tính. Năm 1991, có 14 án tử hình được thi hành ở Mỹ. Năm 2001
số này là 66. Theo tính toán của Ehrlich, 52 trường hợp tăng thêm này sẽ
làm giảm 364 kẻ giết người vào năm 2001 − đây chắc chắn là con số giảm
không nhỏ, nhưng thực tế chỉ có dưới 4% tội phạm giết người giảm trong
năm đó. Vì vậy, thậm chí những người ủng hộ mạnh mẽ nhất cho giải pháp
hình phạt tử hình thì cũng phải thừa nhận rằng nó chỉ góp 4% vào việc
giảm tỷ lệ tội phạm giết người trong những năm 1990. Và bởi vì hình phạt
tử hình hầu như chỉ được áp dụng đối với loại tội phạm giết người nên hiệu
quả răn đe các loại tội phạm bạo lực khác không đáng kể.
Vì vậy, có thể là hình phạt tử hình đang được thực hiện ở Mỹ hiện nay
không thật sự gây ảnh hưởng lớn đối với việc giảm tỷ lệ tội phạm. Thậm
chí, rất nhiều người vốn từng ủng hộ quan điểm này thì đến nay phải công
nhận thực tế trên. Harry A. Blackmun, thẩm phán Tòa án tối cao Mỹ, năm
1994 đã kết luận rằng: “Xét về mặt đạo đức và trí tuệ, tôi cảm thấy cả về
rằng việc áp dụng các hình phạt tử hình đã thất bại”. Gần 20 năm sau khi
bỏ phiếu tán đồng áp dụng hình phạt tử hình, ông nói: “Tôi sẽ không lê máy
chém đi khắp nơi nữa”.
Vì vậy, không phải hình phạt tử hình, cũng không phải nhờ nền kinh tế
phát triển mạnh mẽ mà tỷ lệ tội phạm giảm đi. Tất nhiên không phải các tội
phạm tự dẫn xác vào tù mà phải có người điều tra, bắt giam, tìm chứng cớ
phạm tội rồi mới kết án. Điều này tự nhiên sẽ dẫn tới việc quy tỷ lệ tội
phạm giảm là do hai nguyên nhân sau: