Hãy nhìn lại giai đoạn trước và tìm hiểu tại sao tội phạm lại tăng đột
biến. Từ năm 1960 đến năm 1985, số lượng cảnh sát giảm hơn 50% so với
số lượng tội phạm. Trong một số trường hợp, thuê thêm cảnh sát bị xem
như là vi phạm vẻ đẹp của sự tự do trong thời đại. Trong vài trường hợp
khác, thuê thêm cảnh sát là quá tốn kém. Giảm 50% số cảnh sát đồng nghĩa
với giảm 50% năng lực bắt tội phạm. Cùng với tính khoan hồng như đã
trích dẫn ở trên của hệ thống pháp luật − phòng xử án, việc giảm số lượng
cảnh sát đã khuyến khích mọi người phạm tội.
Vào những năm 1990, tình hình có thay đổi. Xu hướng giữ gìn an ninh
khác với việc thuê thêm cảnh sát ở khắp các thành phố trên đất nước.
Không chỉ cảnh sát đóng vai trò là đối trọng với tội phạm mà họ còn có thể
tống giam tội phạm dù chưa bắt được quả tang. Việc thuê thêm cảnh sát
góp phần làm giảm 10% tội phạm vào thập niên 1990.
Hãy xem xét một yếu tố khác nữa cũng rất phổ biến để giảm tỷ lệ tội
phạm đó là chính sách mới trong ngành cảnh sát.
Có lẽ không có một giả thuyết nào cuốn hút hơn niềm tin rằng lực
lượng cảnh sát thông minh sẽ chấm dứt nạn tội phạm. Công chúng sẽ lạc
quan hơn nếu hàng loạt anh hùng cảnh sát xuất hiện để chống tôi phạm.
Câu chuyện ấn tượng nhất diễn ra ở thành phố New York, nơi ngài Thị
trưởng Rudolph Giuliani mới trúng cử và vị cảnh sát trưởng được lựa chọn
cẩn thận (William Bratton), thề sẽ cải thiện tình trạng tội phạm hiện đang
vô cùng nghiêm trọng của thành phố. Bratton đã tiến hành một phương
pháp tiếp cận mới trong việc giữ gìn an ninh. Ông thành lập một đội đặc vụ
NYPD để đưa ra những ý tưởng mới. Thay vì nâng niu những người chỉ
huy tài ba, Bratton đòi hỏi ở họ tinh thần trách nhiệm cao. Thay vì dựa duy
nhất vào cách thức làm việc cũ của những cảnh sát lỗi thời, ông giới thiệu
các giải pháp công nghệ mới như CompStat − một phương pháp xử lý các
điểm nóng tội phạm bằng tin học hóa.