cách sao chép kết quả nghiên cứu của ông, họ thấy rằng luật về quyền được
mang súng không làm giảm số lượng tội phạm.
Hãy xem xét cách giải thích về nguyên nhân làm giảm tội phạm tiếp
theo: thị trường ma túy thay đổi. Cocain là chất gây nghiện mạnh đến nỗi
đã tạo ra một thị trường lợi nhuận khổng lồ hoạt động suốt ngày đêm. Tuy
nhiên, chỉ những tên cầm đầu của băng nhóm tội phạm mới trở nên giàu có.
Điều này khiến cho những tên lính chạy hàng càng liều mạng để đạt được
mục đích của chúng (trở thành trùm ma túy). Phần lớn trong số chúng đều
sẵn sàng giết địch thủ cho dù có cùng hay khác băng đảng. Nhiều trận đấu
súng xuất hiện ở những góc phố có thể bán ma túy. Những tên giết người
man rợ thường buôn bán ma túy và bắn giết lẫn nhau (hai hoặc ba tên),
không những thế, trái ngược với những quy ước xã hội, một vài tên nghiện
hút có thể bắn chủ cửa hàng chỉ để lấy vài đô-la. Kết quả là tỷ lệ tội phạm
bạo lực tăng lên đáng kể. Một nghiên cứu chỉ ra rằng hơn 25% tội phạm
giết người ở thành phố New York năm 1988 có liên quan đến ma túy.
Bạo lực liên quan đến ma túy bắt đầu giảm xuống vào khoảng năm
1991. Điều này khiến nhiều người nghĩ rằng ma túy tự nó biến mất. Không,
thuốc phiện ngày càng phổ biến hơn. Gần 5% những kẻ bị bắt giữ ở Mỹ có
dính líu đến ma túy (có khi lên tới 6%) đôi khi người ta còn phải dành một
số phòng khẩn cấp để giam giữ những kẻ nghiện ma túy.
Vậy lợi nhuận khổng lồ từ việc buôn bán thuốc phiện biến đi đâu? Giá
cocain sụt giảm hàng năm và càng rẻ khi cây thuốc phiện được trồng phổ
biến hơn. Bọn buôn ma túy bắt đầu hạ giá và lợi nhuận biến mất. Sự bùng
nổ ma túy giống như bong bóng thị trường chứng khoán Nasdaq cuối cùng
sẽ nổ tung. (Hãy nghĩ về thế hệ đầu tiên của kẻ buôn bán ma túy như những
triệu phú Microsoft và thế hệ thứ hai là Pets.com). Khi những tên buôn bán
ma túy kỳ cựu bị bắt hoặc bị tống giam thì những tên buôn bán ma túy trẻ
cho rằng lợi nhuận ngày càng ít ỏi không đáng với cái giá phải trả (sinh
mạng). Cuộc tranh đấu vì lợi nhuận từ ma túy đã không còn hấp dẫn.