Chẳng nghĩa lý gì khi giết một tên ăn trộm thuốc phiện và tất nhiên chết là
hết.
Vì thế, bạo lực cũng giảm đi. Từ năm 1991 đến 2001, tỷ lệ giết người
giữa những thanh niên da đen chuyên buôn bán ma túy giảm 48%. (Một
yếu tố nhỏ khác góp phần làm giảm tỷ lệ tội phạm giết người bắt nguồn từ
việc một số tên buôn bán ma túy chỉ gây sát thương hơn là giết chết kẻ thù;
phương pháp bạo lực này bị xem là hèn hạ và hiển nhiên hình phạt sẽ nhẹ
hơn so với tội giết người). Như đã nêu trên, sự sụp đổ của thị trường ma túy
đã chiếm 15% nguyên nhân trong việc làm giảm tỷ lệ tội phạm vào thập
niên 1990 của thế kỷ XX − một con số đáng kể khi mà tội phạm ma túy làm
tăng hơn 15% tỷ lệ tội phạm trong những năm 1980. Nói cách khác, sự tan
rã của các băng nhóm buôn bán ma túy làm giảm tỷ lệ tội phạm bạo lực, đó
là chưa kể đến việc giảm những đau khổ do ma túy gây ra.
Hai nguyên nhân cuối cùng làm giảm tỷ lệ tội phạm liên quan đến hai
xu hướng thuộc về nhân khẩu học. Xu hướng thứ nhất được các cơ quan
truyền thông đại chúng trích dẫn nhiều lần là cơ cấu tuổi của dân số.
Cho đến khi tội phạm giảm mạnh, không ai đề cập tới thuyết này. Trên
thực tế, trường phái “bể máu” của khoa học về tội phạm đang dẫn chúng ta
đến một giả thuyết trái ngược − tỷ lệ dân số trẻ tăng lên sẽ sản sinh ra một
thế hệ siêu dã thú khiến cho dân tộc trở nên thấp kém. James Q. Wilson đã
viết vào năm 1995: “Xa xa phía chân trời, sau một đám mây, gió sẽ sớm
mang đến cho chúng ta. Dân số sẽ lại ngày một trẻ hơn… Hãy sẵn sàng”.
Nhưng nhìn chung, tỷ lệ trẻ vị thành niên so với tông dân số ngày càng
thấp. Các nhà tội phạm học như Wilson và James Alan Fox đã nhầm lẫn khi
nghiên cứu dữ liệu về nhân khẩu học. Trên thực tế, trong những năm 1990,
số lượng người cao tuổi trong cơ cấu dân số tăng lên. Trong khi cơ quan Y
tế và an ninh xã hội có thể lo ngại về tình trạng này thì một người Mỹ bình
thường ít khi lo sợ tỷ lệ người già gia tăng. Không có gì đáng ngạc nhiên
khi biết rằng người già không có xu hướng phạm tội. Số tội phạm ở độ tuổi