Lan, nơi mà hệ thống giáo dục được xem là tốt nhất thế giới, phần lớn trẻ
em không đến trường trước bảy tuổi nhưng thường tự học đọc bằng cách
xem phim truyền hình Mỹ có phụ đề tiếng Phần Lan). Tuy nhiên, sử dụng
máy tính ở nhà cũng chẳng biến đứa trẻ thành nhà bác học Einstein: dữ
kiện ECLS không cho thấy mối tương quan nào giữa việc sử dụng máy tính
và điểm thi ở trường.
Và sau đây là cặp nhân tố cuối cùng:
Quan trọng: Trẻ có nhiều sách ở nhà.
Không quan trọng: Ngày nào cha mẹ cũng đọc sách cho con nghe.
Như đã nói ở trên, đứa trẻ có nhiều sách ở nhà quả thực có điểm thi tốt
hơn. Nhưng đọc sách cho trẻ nghe thường xuyên lại không ảnh hưởng đến
điểm số.
Điều này có vẻ là một câu đố. Nó đẩy chúng ta quay lại với câu hỏi
đầu tiên: Cha mẹ thật sự quan trọng đến mức nào và theo cách nào?
Hãy bắt đầu với một tương quan dương: nhiều sách trong nhà nghĩa là
điểm cao hơn. Phần lớn người ta nhìn vào tương quan này và suy ra một
quan hệ nhân quả rõ ràng. Nghĩa là: cậu bé Isaiah có nhiều sách ở nhà;
Isaiah đạt điểm cao khi kiểm tra tập đọc ở trường; chắc chắn đó là vì mẹ
hoặc cha cậu thường đọc cho cậu nghe. Nhưng cô bạn Emily của Isaiah,
cũng có rất nhiều sách ở nhà, lại chẳng mấy khi sờ đến chúng. Cô bé suốt
ngày may đồ cho búp bê Bratz hay xem hoạt hình. Và Emily cũng có điểm
cao như Isaiah. Trong khi đó, cậu bé Ricky bạn của Isaiah và Emily không
có quyển sách nào ở nhà cả. Nhưng Ricky ngày nào cũng đến thư viện cùng
với mẹ mình, Ricky là một kẻ nghiện đọc. Thế nhưng cậu ta lại có điểm
kém hơn Emily hay Isaiah.
Chúng ta làm thế nào bây giờ? Nếu đọc sách không ảnh hưởng gì đến
điểm thi tiểu học, chẳng lẽ chỉ sự hiện diện của mớ sách trong nhà cũng có
thể làm cho trẻ thông minh lên? Chẳng lẽ kiến thức trong sách lại thẩm thấu