cả những gì Levitt có là do tò mò muốn biết vì sao chức vụ thường xuyên
được bầu chọn lại.
Sau này, Levitt tình cờ thấy một cuốn sách khoa học chính trị mà tác
giả tuyên bố rằng có tiền thì chắc chắn sẽ đắc cử. Anh nhớ lại “Họ đang cố
gắng giải thích kết quả của cuộc bầu cử như là chức năng của những phí
tổn vận động, nhưng lại hoàn toàn bỏ qua thực tế là các nhà tài trợ chỉ cung
cấp tiền cho những kẻ dám chấp nhận thử thách và có cơ hội chiến thắng
thực sự; còn các quan chức chỉ tiêu tốn tiền của khi nhìn thấy nguy cơ thua
cuộc. Họ thuyết phục bản thân rằng đây là chuyện thường tình mặc dù xem
xét lại vấn đề thì tiền rõ ràng chỉ mang lại một ảnh hưởng giả tạo.
Ít nhất điều đó cũng hiển nhiên đối với Levitt. Trong năm phút, anh ta
đã hình dung ra bài viết và tự nói với chính mình “Nó tràn ngập trong đầu
tôi.”
Vấn đề chính là ở chỗ dữ liệu không thể nói cho anh ta biết “Ai là ứng
cử viên tốt và ai không”. Vì vậy, mà người ta không thể nêu rõ ảnh hưởng
của đồng tiền. Giống như câu đố về cảnh sát và tỷ lệ tội phạm, anh ta đã
phải làm giả dữ liệu.
Do tự nhập dữ liệu, nên anh ta đã chú ý thấy một số điều: có hai ứng
cử viên đối mặt với nhau rất nhiều lần. Bằng cách phân tích các dữ liệu từ
những cuộc bầu cử đó, Levitt có thể tìm ra kết quả thực sự. Kết luận của
Levitt chỉ ra rằng ảnh hưởng từ tiền dành cho những cuộc vận động tranh
cử chiếm khoảng 1/10 là khả dĩ có thể chấp nhận được.
Là một sinh viên không tên tuổi, Levitt đã gửi bài viết của mình tới tạp
chí The Journal of Political Economy – một vị giáo sư đã bảo Levitt bị điên
khi cố gắng làm thế. Nhưng sau đó bài viết đã được đăng trên tạp chí này.
Levitt cho là mình đã lấy được bằng tiến sĩ sau ba năm nhờ được ưu tiên
mặc dù gần như “không xuất hiện” tại khoa, và tự coi bản thân là “con số
không tròn trĩnh”. Sau đó, tình cờ anh gặp bước ngoặt trong sự nghiệp.