KINH TẾ HỌC HÀI HƯỚC - Trang 30

Rốt cuộc tất cả chúng ta thường chối bỏ những cơ hội có thể cắt xén,

ăn cắp hay lừa gạt thứ gì đó. Khả năng bị tống vào tù − hệ quả là mất việc,
mất nhà và đánh mất cả tự do, tất cả những khả năng đó đều là những hình
thức phạt kinh tế hiệu quả − đó đương nhiên là một động cơ mạnh. Nhưng
khi áp dụng với tội phạm, mọi người cũng đáp lại những động cơ liên quan
tới chuẩn mực đạo đức (người ta không muốn làm việc gì đó mà họ cho là
sai trái) và động cơ xã hội (họ không muốn thấy người khác làm những
việc sai trái). Đối với một số hành vi sai phạm, các động cơ xã hội thường
có tác động vô cùng mạnh mẽ. Từ tiếng vang từ Chữ A màu đỏ mà Hester
Prynne phải mang, nhiều thành phố của Mỹ đã đấu tranh chống lại nạn mại
dâm với việc công kích “sự ô danh”, những bức hình niêm yết các gái mại
dâm bị kết tội trên các trang web hoặc trên các kênh truyền hình địa
phương. Đâu là một hình thức ngăn chặn đáng sợ hơn cả: một khoản tiền
phạt cho tội gạ gẫm gái mại dâm, hoặc sự nghi ngờ của bạn bè hay gia đình
khi bắt quả tang bạn đang truy cập trang web www.hookersandjohns.com.

Vì vậy, khi thông qua một mạng lưới phức tạp, lộn xộn và thường

xuyên thay đổi của những động cơ kinh tế, xã hội và chuẩn mực đạo đức,
xã hội hiện đại đã cố gắng hết mức để ngăn chặn tội phạm. Một vài người
sẽ cho rằng chúng ta chưa làm thật tốt mọi việc. Nhưng nếu xem xét kỹ
lưỡng hơn, điều đó rõ ràng là không đúng. Hãy xem xét xu hướng mang
tính lịch sử về các vụ án mạng (không tính tới chiến tranh), được coi là
thước đo tội phạm đáng tin cậy nhất và là phong vũ biểu tốt nhất về tỷ lệ tội
phạm chung của toàn xã hội. Những số liệu thống kê này do chuyên gia tội
phạm học là ông Manuel Eisner tổng hợp, trong quá trình tìm hiểu tỷ lệ các
vụ án mạng trong lịch sử tại năm khu vực của châu Âu.

CÁC VỤ ÁN MẠNG

(Tỷ lệ trên 100.000 người)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.