Sự suy giảm đột ngột của những con số này qua các thế kỷ đã cho thấy
đối với một trong những hành vi nghiêm trọng nhất của con người − hành
vi giết người, những động cơ mà chúng ta tập trung nghĩ ra đang ngày càng
trở nên hiệu quả hơn.
Vậy đâu là điểm sai lầm trong động cơ áp dụng đối với các trường
mẫu giáo ở Haifa, Israel?
Chắc hẳn bạn đã suy đoán rằng mức phạt 3 đô-la là quá thấp. Với mức
phạt đó, một phụ huynh có một con nhỏ hoàn toàn đủ điều kiện đón con
muộn hàng ngày và chỉ phải trả thêm 60 đô-la mỗi tháng − chỉ bằng 1/6
mức phí bình thường phải đóng. Với việc trông giữ trẻ, đó quả là mức tiền
công rẻ bèo. Sẽ thế nào nếu như mức tiền phạt được ấn định là 100 đô-la
thay vì 3 đô-la? Hẳn là điều đó sẽ chấm dứt việc đón con chậm, mặc dù sẽ
làm nảy sinh nhiều ý kiến tiêu cực. (Bất kỳ động cơ nào cũng có bản chất là
sự thỏa hiệp; điểm cơ bản là cân bằng các thái cực thế nào).
Nhưng còn một vấn đề khác đối với hình thức phạt của các trường
mẫu giáo. Hình thức phạt này đã thay thế một động cơ đạo đức (là cảm giác
mắc lỗi của các phụ huynh khi đến đón con muộn) bằng một động cơ kinh
tế (mức phạt 3 đô-la). Chỉ bằng một vài đô-la mỗi ngày, các bậc phụ huynh
“mua đứt” cảm giác tội lỗi đó. Hơn nữa, mức tiền phạt nhỏ nhoi sẽ khiến
các phụ huynh nghĩ rằng việc đón con muộn không phải là một vấn đề lớn.
Nếu phiền toái họ gây cho các trường mẫu giáo khi đón con muộn chỉ đáng