quyền địa phương đã tăng từ mức 52,6% tổng chi ngân sách (vào năm 1978) lên
mức 84,9% (năm 2011). Đây là một vấn đề đối với địa phương bởi cùng với sự
gia tăng của trách nhiệm tài chính, nguồn thu từ các nguồn thuế chính thức đã sụt
giảm (phân bổ nguồn thu dành cho chính quyền địa phương đã giảm từ mức
84,5% xuống còn 50,6% tổng thu ngân sách cả nước).
Hình 6.18: Thay đổi tỉ trọng của thu - chi ngân sách của địa phương trong
tổng thu - chi ngân sách 1978 - 2011 (%)
Chú thích:
Các tỉ trọng tương ứng của Trung ương = 100% – tỉ trọng tương ứng của địa phương Nguồn: Tác giả tính
toán theo số liệu NBS (các năm)
Để thích ứng với kịch bản phân bổ tài chính mới sau năm 1994, chính quyền
địa phương các cấp đã phải tăng mạnh các khoản thu phí ngoài thuế (hay còn gọi
là thu ngoài ngân sách). Trong đó, thu từ đất đai là một khoản thu quan trọng.
Về quyền tài sản đất đai tại Trung Quốc. Đất đai tại Trung Quốc về cơ bản có
thể chia làm hai nhóm: đất thành thị – thuộc sở hữu nhà nước, do chính quyền
độc quyền cho thuê, chuyển nhượng tại thị trường sơ cấp, và đất nông thôn –
thuộc sở hữu tập thể với hai loại là đất canh tác và đất xây dựng (việc chuyển
nhượng hoặc cho thuê đối với hai loại đất này cũng khác nhau). Điểm đặc biệt
của chế độ đất đai tại nông thôn Trung Quốc là đất xây dựng tại nông thôn thì
không được chuyển nhượng – và đây là nền tảng cho toàn bộ hoạt động thu ngân
sách từ đất đai của chính quyền địa phương (Lý Lực Hành, 2011). Chế độ sở hữu