Tôi phải trao đổi về điều này với cộng sự của tôi (ông chủ, hoặc vợ).
Tôi hài lòng với nguồn cung cấp hiện tại.
Chúng tôi đã chi hết ngân sách dành cho năm nay.
Hãy quay trở lại đây sau sáu tháng nữa.
Đôi khi đó là những phản đối thực sự. Nhưng chúng thường là những mẹo lảng tránh, hoặc tồi
tệ hơn, là những câu nói không thành thật.
Chìa khóa để vượt qua những lời từ chối khéo nằm ở...
• Sự hiểu biết về những kỹ năng bán hàng.
• Sự hiểu biết về sản phẩm.
• Sự hiểu biết về khách hàng tiềm năng.
• Mối quan hệ với khách hàng tiềm năng.
• Sự sáng tạo của bạn.
• Thái độ của bạn.
• Thiện chí giúp đỡ của bạn đối với khách hàng tiềm năng.
• Sự kiên trì của bạn.
Những điều này không liên quan gì đến giá cả, một số điều có thể liên quan đến chi phí. Nhưng
tất cả đều liên quan đến giá trị.
Mỗi chương viết về những lời phản đối sẽ tập trung vào một vấn đề duy nhất để bạn có được
nhiều thông tin thực tế nhất. Mục đích là mang lại cho bạn những kỹ thuật mà bạn có thể sử
dụng khi bạn thực hiện vụ chào hàng tiếp theo.
Nguyên tắc thứ nhất... Trước khi bạn có thể vượt qua một sự từ chối và bán được hàng, bạn
phải tìm ra sự phản đối thật sự.
Bạn sẽ nói gì nếu khách hàng tiềm năng nói...
“Để tôi nghĩ đã”
Khách hàng tiềm năng nói rằng, “Để tôi nghĩ đã”? Bạn có thích nghe điều này?
Bạn đang cố gắng bán cho công ty Jones Construction một chiếc máy photocopy mới. Jones
thích chiếc máy đó nhưng nói với bạn một câu cũ rích rằng sẽ suy nghĩ về nó.
“Suy nghĩ về nó” là một câu nói lảng tránh, không phải là sự từ chối thật sự.
Bạn chỉ có thể bán được hàng nếu bạn biết đâu là sự từ chối thật sự và vượt qua nó một cách
khôn khéo.
Điều này sẽ làm cho ông Jones từ bỏ thái độ không hợp tác và hướng tới việc đặt hàng...
Người bán hàng: Thật tuyệt! Ngài nghĩ về nó nghĩa là ngài thích nó. Phải không ngài Jones?
Jones: Vâng, đúng vậy.