KINH THÁNH VỀ NGHỆ THUẬT BÁN HÀNG - Trang 79

Dường như những người bán hàng ở các doanh nghiệp chân chính đều tin rằng tấm biển đó

không phải dành cho họ. Tôi đồng ý với điều này.

Tôi có một cuộc nói chuyện với chủ tịch của một công ty cùng với trưởng phòng kinh doanh

của ông ta. Họ đã áp dụng một chính sách mới là không từ chối tiếp nhận những cuộc gọi điện

chào hàng. Họ cảm thấy rằng họ đã bở lỡ quá nhiều cơ hội do không lắng nghe những điều mà

những người bán hàng chào tới họ. Quả là một suy nghĩ tuyệt vời. Tất nhiên, như một chiến

binh bán hàng, tất cả mới bắt đầu.

Một từ cần lưu ý...

Nếu bạn nhìn thấy tấm biển Không chào hàng dùng riêng cho một khách hàng nào đó hoặc

được làm bằng tay, họ cũng có thể thật sự muốn điều này, đặc biệt là có chữ “tuyệt đối” trên

tấm biển đó.

Để biết người nào có quyền ra quyết định, hãy nói theo kiểu bị động

và hỏi những câu hỏi gián tiếp... “Tôi có vài thông tin quan trọng về những chiếc máy tính mới.

Tôi có thể truyền đạt nó đến ai?”

TIẾP CẬN NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH KHI GỌI ĐIỆN CHÀO HÀNG

Thật đơn giản bỏ qua tấm biển Không chào hàng. Nhưng để tiếp cận được người ra quyết định,

đòi hỏi kỹ năng và sự khéo léo. Nếu bạn nói câu, “Tôi muốn nói chuyện với ông chủ,” bạn sẽ

không bao giờ gặp được ông chủ mà không gặp những phiền toán lớn. Đừng yêu cầu được nói

với một ai đó. Chìa khóa để tiếp cận được người ra quyết định là đưa ra những yêu cầu gián

tiếp chỉ mang tính thông tin từ thư ký hoặc trợ lý. Họ sẽ vui vẻ cho bạn tất cả những thông tin

cần thiết để thực hiện sự theo đuổi hoàn hảo.

Bạn có thể sử dụng những kỹ thuật sau nếu bạn muốn chào hàng qua điện thoại hoặc thực hiện

marketing từ xa.

Hãy nói bạn đang bán máy tính... “Tôi muốn sự giúp đỡ của ngài. Tên tôi là Jeffrey; và tôi có

một số thông tin quan trọng về máy tính. Tôi nên truyền đạt nó đến ai (hoặc gửi tới, nếu gọi

điện)?” Nếu bạn đã biết tên, bạn phải hỏi những câu hỏi mang tính khẳng định dứt khoát tiếp

theo: “Cô ấy là người quyết định về vấn đề này phải không? Còn có ai cùng ra quyết định về vấn

đề này không?”

Nếu người bạn gặp đầu tiên nói rằng, “Hãy cho tôi biết những thông tin đó,” hãy hỏi người đó

một cách lịch sự, “Có phải ông là người ra quyết định về máy tính?” Họ sẽ thường rút lui một

cách nhanh chóng. Nếu họ không làm vậy, bạn vẫn phải ngọt ngào như bánh kem trong việc

yêu cầu cho biết người ra quyết định quan trọng nhất. Hãy lịch thiệp nhưng kiên nhẫn cho đến

khi bạn biết được tên của người ra quyết định. Bạn có thể phải cố gắng tiếp cận từ ba đến bốn

lần.

Đừng từ bỏ cho đến khi bạn biết được tên người ra quyết định và hỏi hai câu hỏi khẳng định.

Bạn xử lý như thế nào với tấm biển Không chào hàng và tiếp cận người ra quyết định?

Tôi đã gọi điện chào hàng đến tất cả các văn phòng trong những tòa nhà với tấm biển Không

chào hàng ở phía trên tại Charlotte. Tôi bắt đầu từ tầng cao nhất và làm việc dần xuống từng

tầng. Tôi bị hai công ty từ chối. Một trong số đó đã gọi cảnh sát. Nhưng họ chỉ có thể đuổi cổ

bạn ra hành lang mà thôi! Tất nhiên bạn hứa là không lặp lại điều đó, đi vào thang máy và

xuống tầng kế tiếp, và tiếp tục chào hàng. Không chào hàng thực sự là một cuộc chơi hơn là

một luật lệ.

Tấm biển là dành cho những nhóm bán hàng tận nhà, những người đi khắp một khu vực cố

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.