KINH THÁNH VỀ NGHỆ THUẬT BÁN HÀNG - Trang 84

• Ghi nhớ kịch bản của cuộc nói chuyện (những câu nói, những câu nói trọng yếu, những câu

hỏi trọng yếu).

2. Đừng xin lỗi vì bất kỳ điều gì, đừng xin lỗi vì phép lịch sự. Khi bạn đến gặp mặt, hãy đi

thẳng vào vấn đề. Đừng nói, “Xin lỗi ngắt lời ông.” Hãy đi thẳng vào vấn đề bạn định nói.

3. Cách bạn truyền tải câu nói đầu tiên của bạn sẽ quyết định thành công của bạn. Sức ảnh

hưởng của câu nói đầu tiên sẽ quyết định sự thành công hoặc thất bại.

4. Đừng để ý tới những sự miễn cưỡng hoặc những vấn đề gây e ngại. Sự miễn cưỡng

trong chào hàng qua điện thoại được biểu hiện qua những câu nói, “Tôi không biết làm cách

nào” hoặc “Tôi không thể định trước được” hoặc “tôi không thích bị mọi người phản đối.” Hãy

xây dựng bài nói của mình, hãy đọc những cuốn sách viết về những điều tích cực, hãy ngừng

xem các bản tin, và hãy tin rằng bạn có thể thành công.

5. Không phải tất cả những người bạn gọi sẽ mua hàng của bạn. Hãy chuẩn bị tiếp nhận sự

từ chối. Mọi người không phản đối bản thân bạn, họ chỉ đang từ chối món hàng mà bạn chào

đến họ. Hiểu theo cách này bạn sẽ cảm thấy tốt hơn có phải không?

6. Hãy rút ra bài học từ những người từ chối bạn. Tìm hiểu điều gì đã khiến cho họ từ chối

hoặc cảm thấy không thích thú.

7. Luyện tập, luyện tập, luyện tập. Trừ khi bạn làm chủ được cách nói chuyện của bạn, nếu

không câu chuyện của bạn sẽ lộ ra vẻ giả tạo. Không điều gì tồi tệ hơn việc một người bán hàng

nói chuyện như một người bán hàng.

8. Hãy thật vui vẻ! Bạn được trả tiền để học về bán hàng trong suốt cuộc đời. Nó không

phải là bệnh ung thư não; đó là một cuộc gọi chào hàng. Hãy biến nó thành một khoảng thời

gian thú vị. Hãy làm cho ai đó cười.

Ghi nhớ: Nếu bạn nói, “Tôi ghét gọi điện chào hàng!” thì đó chỉ là câu nói khi bạn ở trong trạng

thái tự ti về bản thân mình, có thể dễ dàng vượt qua nó bằng một loạt những cuộc gọi chào

hàng thành công, những hợp đồng bán hàng, và hoa hồng.

Dưới đây là công thức có thể vận dụng cho từng hoàn cảnh cá nhân để giúp bạn thành công khi

gọi điện chào hàng:

• Hãy vạch ra những điểm yếu và sự sợ hãi khi gọi điện chào hàng. Liệt kê chúng một cách chi

tiết.

• Vạch ra kế hoạch hành động để khách phục và loại bỏ từng điểm yếu một.

• Khắc phục mỗi điểm yếu trong khoảng 30 ngày.

• Thách đố bản thân thành công mỗi ngày.

• Từ bỏ việc phàn nàn... không ai mua từ một kẻ hay phàn nàn.

Ba phần quan trọng nhất trong gọi điện chào hàng đó là những câu mở đầu, những câu hỏi

trọng yếu và những lời tuyên bố trọng yếu. Chúng cho phép bạn có thể thu thập được những

thông tin cần thiết để đánh giá, xác định được nhu cầu thật sự của khách hàng; và bán hàng.

Dưới đây là một vài ví dụ về những câu mở đầu:

Yếu đuối và không hiệu quả:

1. Ngài có thể dành cho tôi một vài phút không?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.