lãnh đạo “cũng chỉ giống như phần lớn chúng ta” hay họ “xuất
sắc hơn” hoặc đáng giá hơn theo những cách thức mơ hồ nào đó?
Cố vấn chuyên môn Patrick Lecioni phát biểu về điều có vẻ
nghịch lý này như sau: “Tôi định nghĩa tính khiêm nhường là sự nhận
thức rằng một nhà lãnh đạo vốn đã không xuất sắc hơn những
người dưới quyền mình, còn uy tín là sự nhận thức rằng hành động
của người lãnh đạo quan trọng hơn hành động của những người dưới
quyền. Là người lãnh đạo, chúng ta phải phấn đấu hòa hợp cả hai
tính khiêm nhường và khả năng tạo uy tín.”
Để lấy ví dụ về những người lãnh đạo biết kết hợp cả sức mạnh
của sự khiêm nhường và uy tín, chúng ta chẳng cần tìm kiếm đâu
xa ngoài Kinh Thánh. Moses là một trong những vị lãnh tụ có ảnh
hưởng và nhiều quyền lực nhất từ trước tới nay. Ông đã vượt qua
rào cản của kẻ thống trị hùng mạnh nhất thời đó, Pharaoh, để bảo
vệ tự do cho đồng bào của mình. Ông đã dẫn dắt họ vượt qua biển
Đỏ và sa mạc, phá vỡ những tấm ván ghi mười điều răn của Chúa
khi ông nhìn thấy người dân thờ phụng đồng tiền.
Đó là những lối hành động có thể làm cho người khác phải
“choáng váng”. Sau tất cả những thành tích ông đạt được, hẳn là
Moses có thể dễ dàng thuyết giảng rằng “Chúng ta sẽ làm thế này
vì ta nắm quyền lực tối cao, và ta tuyên bố như vậy! Nếu không
có ta, các ngươi không thể làm được những điều này. Nếu các ngươi
muốn nói chuyện với ta, hãy sắp xếp lịch hẹn trước qua trợ thủ
Aaron của ta. Nhưng nếu ngươi là một kẻ chống đối ta dù ở bất kể
điểm nào thì hãy quên cuộc hẹn đó đi!”
Thật kỳ lạ, Kinh Thánh cho chúng ta thấy một điều trái ngược:
“Giờ đây Moses là người rất khiêm nhường, khiêm nhường hơn bất
kỳ ai.” (Num. 12:3) Ở nhiều thời điểm khác nhau trong Kinh Cựu
Ướ
c, Moses cúi mặt xuống đất và quả quyết rằng mình “không