KINH THÁNH VỀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO - Trang 104

xứng đáng làm người lãnh đạo”. Nhưng mỗi lần như vậy, ông lại được
yêu cầu phải tiếp tục lãnh đạo.

Moses không phải là nhà lãnh đạo miễn cưỡng duy nhất trong

Kinh Thánh. Một người lãnh đạo vĩ đại biết đặt tầm vóc bản thân và
tầm vóc công việc trong mối quan hệ phù hợp, và có rất nhiều
“những vị lãnh đạo khiêm nhường” như thế này. Thậm chí, bạn còn
có thể nói rằng mỗi khi cần có một vị lãnh tụ vĩ đại thì sẽ xuất hiện
một người vô cùng khiêm nhường:

“Ta là ai… và gia đình ta như thế nào mà ta lại có thể trở thành

con rể của đức vua được?… Ta chỉ là một người nghèo, không có địa
vị gì.” (David, sau này nhanh chóng trở thành một trong những vị
vua vĩ đại nhất của Do Thái, do kết hôn cùng con gái của Saul, 1
Sam. 18)

“Nhưng con chỉ là một đứa trẻ… Vì ai có thể trị vì những thần

dân vĩ đại này của Người được?” (Solomon, con trai của David, khi
lên tiếp nhận ngai vàng, 1 Kings 3:7-9)

“Vì vậy, bất kỳ ai trở nên khiêm nhường như đứa bé này đều là

người vĩ đại nhất trên Thiên đường.” (Jesus, Matt. 18:4).

Đây là những quan điểm vô cùng lôi cuốn. Nhưng liệu chúng có

áp dụng trong thế giới kinh doanh hiện đại được hay không? Một vài
nhân vật cốt cán thành công nhất, cứng cỏi, kiên định và tham vọng
nhất đã tôi luyện những đức tính này với sự khiêm nhường. Phong
cách lãnh đạo của họ có thể không phải là bản sao chính xác phong
cách của Moses hay Jesus (hay là của ai đi chăng nữa), nhưng dù sao
họ cũng đang thể hiện tính khiêm nhường.

Một viễn cảnh khiêm nhường

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.