“Vì họ đã biết nhún mình nên ta sẽ không hủy diệt họ mà sẽ nhanh
chóng giải thoát cho họ.” (2 Chron. 12:6-7)
Có lẽ nhà lãnh đạo chính trị khiêm nhường nhất của thế kỷ XX
là Mahatma Gandhi. Cũng giống như Moses, ông hoàn toàn đặt cái
tôi và nhu cầu thoả mãn cá nhân dưới tầm nhiệm vụ tối quan
trọng, đó là giải phóng cho nhân dân khỏi cảnh nô lệ. Gandhi luôn
luôn ăn mặc giản dị, sinh hoạt tiết kiệm và tránh những hình thức
thể hiện quyền lực và phô trương thanh thế.
Tính khiêm nhường của Gandhi đã vượt qua được những thế lực
lớn về mặt xã hội và chính trị mà ông luôn tìm cách kiềm chế vì
nền độc lập của nhân dân, đức tính đó đã lan rộng tới từng cá nhân.
Một lần, có bà mẹ mang con mình đến gặp “Mahatma vĩ đại”. Bà ta
than phiền: “Thằng bé không ngừng đòi ăn kẹo, như vậy rất có hại
cho nó.” Chắc chắn con người vĩ đại này có thể tác động đến cậu
bé để cậu ngừng ăn kẹo. Thật ngạc nhiên, Gandhi bảo bà ta cứ đi và
hãy quay lại sau một tháng nữa. Ngay khi bà quay lại, lập tức ngài chỉ
bảo để cậu bé không ăn kẹo nữa.
“Vậy tại sao ngài không dạy con trai tôi ngay khi chúng tôi đến
đây vào tháng trước?” Người phụ nữ hỏi. “Vì lúc đó chính ta cũng vẫn
còn đang ăn kẹo”, nhà chính khách vĩ đại đã trả lời như vậy. Đó là một
sự khiêm nhường có thể làm lay chuyển một con người hay cả triệu
người. C
hủ tịch Roger Sant và Giám đốc điều hành Dennis Bakke của
AES là hai nhà lãnh đạo sẵn sàng tha thứ những lỗi lầm trung thực
của nhân viên. Tại sao họ lại có thái độ bao dung đến như vậy? “Có lẽ
vì tính khiêm nhường mà họ đã nói: ‘Chúng tôi là những người đi tiên
phong, đưa ra những quyết định lớn lao và mắc những sai lầm
cũng lớn… Trong vài ba dự án đầu tiên, (chúng tôi) thực sự đã thất
bại nặng nề... Lẽ ra chúng tôi đã bị đem ra phơi nắng rồi.’”