muốn gặp rắc rối khi nói chuyện với cô: “Nếu bạn không phải là
quản lý (ở công ty đó), bạn không là gì cả,” cô nhận xét.
Giao tiếp − Tài năng bẩm sinh hay quá trình rèn luyện
Người ta vẫn còn tranh cãi về tính bẩm sinh hay “việc học hỏi”
trong kỹ năng giao tiếp hiệu quả và bản chất của “tài năng thiên
bẩm”. Những kỹ năng giao tiếp có thể học và phát triển được không,
hay một nhà lãnh đạo phải có tài năng bẩm sinh để có thể giao tiếp
hiệu quả và dành được sự ủng hộ nhiệt tình của những người khác?
Để giúp trả lời câu hỏi này, trước hết chúng ta có thể đến với
Kinh Thánh và sau đó là hai nhà lãnh đạo ngày nay. Moses là một
nhà lãnh đạo cực kỳ hiệu quả, nhưng không phải là một nhà phát
ngôn đặc biệt sôi nổi. Khi được đề nghị đọc một bài “thuyết trình”
quan trọng nhân danh nhân dân mình cho người Ai Cập, Moses đã
phản đối: “Cầu Chúa, con chưa bao giờ có khả năng hùng biện, cả
trong quá khứ và từ khi ngài nói chuyện với kẻ bầy tôi trung thành
này. Con nói năng rất chậm chạp và không có tài ứng đối.” Hầu
hết các học giả về Kinh Thánh đều giải thích điều này cho thấy
Moses gặp trở ngại khi nói, hoặc trong những nghiên cứu gần đây, là
một “sự rối loạn trong giao tiếp”, nếu ở thời đại ngày nay ông sẽ
phải tìm đến những lớp học đặc biệt.
Lời khuyên của Chúa là Moses nên hợp tác với người anh Aaron,
một người nói tốt hơn. Nhưng lại chính Moses, chứ không phải
Aaron, là người nói chuyện với Pharaoh và dẫn dắt người của mình
thoát khỏi Ai Cập. Điều mà ông thiếu trong khả năng giao tiếp thì
Moses đã có được từ sự tin tưởng, lòng dũng cảm và tình thương đối
với người dân của mình. Những đặc điểm này được hiển nhiên
truyền bá cho tất cả những ai hướng về phía ông, kể cả môn đồ và
kẻ thù của ông.