người tiếp nhận cảm thấy có động lực thúc đẩy để họ tiến bộ, chứ
không phải có cảm giác bị phê phán vì những hành vi “xấu” không
thể thay đổi được.
Đánh giá công bằng và kịp thời
Cách đây gần 2000 năm, Kinh Thánh đã nhận thấy việc kịp thời
sửa chữa lỗi lầm cần thiết như thế nào: “Nếu bản án dành cho
một tội ác không được nhanh chóng thực thi thì tâm trí con người sẽ
bị lấp đầy bởi những ý đồ sai trái.” (Eccles. 8:11) Khi chúng ta
không nhanh chóng chuyển tải nổi những kết quả tiêu cực tới người
nhân viên không được việc, chúng ta không chỉ đưa ra thông tin sai
lệch mà còn tạo ra một tấm gương xấu cho tất cả những người còn
lại trong nhóm.
Dan Tully, Chủ tịch danh dự của Hãng Merrill Lynch và Công ty, là
một người mạnh mẽ đi đầu trong việc kết hợp giữa ý kiến phản
hồi trung thực và nhanh chóng với những kết quả cuối cùng. “Bạn
phải đưa ra những ý kiến phản hồi trung thực và không thiên vị cho
người khác”, ông nói. “Bạn nợ họ điều đó để họ có thể đạt tới tiềm
lực tối đa và bạn nợ những người xung quanh họ, những người ở địa
vị cao hơn và thấp hơn họ… Nếu người đứng giữa là một kẻ ngang
ngạnh không thể cải tạo được, mà tôi vẫn để hắn ta tồn tại ở vị trí đó
và gây hại cho những người xung quanh, thì tôi thật lấy làm xấu
hổ.”
Một phần lý do khiến cho thời gian làm việc tại Ban lãnh đạo
của Công ty IBM của John Aker lại chông gai đến thế là do truyền
thống không đề cao trách nhiệm giải trình và sự tự do thái quá đã
rất phát triển trong công ty. IBM đã trở thành một công ty “gây hại
cho cuộc sống”, với lối làm việc tầm thường và thiếu sự nhiệt tình
không những không bị phê bình mà còn trở thành một quy tắc
đương nhiên. Ý kiến phản hồi về kết quả công việc đã trở nên