cấp dưới của mình “làm việc đúng.” Người lãnh đạo sáng suốt thời
nay “đi theo áp dụng đường lối như vậy.”
Trong đoạn 1 Corinthian 3:8, Paul nói: “Người trồng cây và người
tưới cây đều có chung một mục tiêu, và mỗi người sẽ được ban
thưởng tùy theo hiệu quả lao động của mình.” Starbucks là một công
ty đã khắc cốt ghi tâm câu nói này. Họ đã đưa ra chương trình khen
thưởng “Bravo!” Nhờ chương trình này, tất cả mọi nhân viên đều
phải thừa nhận tài tháo vát của một người nào đó trong việc cung
cấp dịch vụ, bán hàng, hay tiết kiệm. Một trong những người được
khen thưởng thuộc hàng ngũ công nhân tại nhà máy ở Midwest. Khi
họ nhận được một đơn đặt hàng trị giá 1.300 đô la vào phút cuối cho
mặt hàng cà phê, họ đã tìm thêm nhân công, mua thêm cà phê
nguyên liệu và bao bì cần thiết để đóng gói thay vì phải từ chối
đơn hàng này với lý do thiếu nguyên liệu. Theo Tổng Giám đốc của
Công ty Encino, Caliornia, các cửa hàng cũng được khen thưởng vì họ
đã cung cấp cà phê cho các trạm cứu trợ của Hội Chữ Thập Đỏ sau
trận động đất tại Los Angeles năm 1994.
Một ví dụ nữa về việc khen thưởng cho mọi người dựa trên sức lao
động của họ là chương trình tiền thưởng 65 đô la của Gordon
Bethune dành cho những người hoàn thành công việc đúng thời hạn
tại Hãng hàng không Continential Airlines. Cho đến tận thời điểm
đó, những phần thưởng nóng dành cho những thành tích nổi bật vẫn
chưa tồn tại trong quỹ khen thưởng của Continential. Không chỉ có
tác dụng tích cực và tức khắc, chương trình này còn là bước mở đầu
cho những phần thưởng lớn và thường xuyên hơn dành cho những
thành tích đạt được trong rất nhiều lĩnh vực khác. Hiệu ứng
“domino” từ những phần thưởng này đã giúp Continential có một
bước chuyển biến thành công và trở thành một hãng hàng không có
lợi nhuận và đúng hẹn như ngày nay.