mà công ty này muốn mời làm nhà cung cấp. Quãng đường mà
Levis-Strauss phải đi qua cũng chông gai giống như Ben & Jerry’s
khi mời Greys-ton Bakeries làm nhà cung cấp, nhưng cuối cùng thì
thử nghiệm đó cũng thất bại. Tuy nhiên, Tổng giám đốc Peter Haas
cũng không vì thất bại này mà nản lòng: “Nhiều khi chúng ta vấp
ngã... nhưng không phải vì thế mà ngừng nỗ lực”.
Levi-Strauss cũng giám sát việc các nhà cung cấp và nhà thầu
đối xử với công nhân thông qua Chính sách cung cấp toàn cầu
(Global Sourcing Guidelines). Công ty này gửi thanh tra tới các cơ sở
sản xuất để kiểm tra xem các công nhân được đối xử như thế nào.
Qua đó, Levi-Strauss đã cắt quan hệ kinh doanh với 5% trong số
các nhà thầu của họ, đồng thời cũng yêu cầu 25% số nhà thầu
cải thiện điều kiện làm việc (như yêu cầu trả đủ lương theo luật định
hoặc từ bỏ việc sử dụng lao động trẻ em và tù nhân). Cựu Tổng giám
đốc Walter Haas, Jr. cho biết: “Mỗi chúng ta đều có khả năng
biến kinh doanh trở thành nguồn lợi, đồng thời là nguồn sức
mạnh của sự công bằng về kinh tế và xã hội.”
Levi-Strauss thường có những hành động thiết thực chứ không
chỉ nói suông, ông hy sinh lợi ích tài chính để đảm bảo công bằng
cho những công nhân nhập cư. Ở Bangladesh và Thổ Nhĩ Kỳ, nơi các
nhà sản xuất thường sử dụng trẻ em chưa đến tuổi lao động, Levi-
Strauss gặp phải một lựa chọn rất khó khăn: hoặc không làm ăn với
nhà thầu đó nữa (khi đó trẻ em sẽ mất đi nguồn sống nhỏ nhoi
nhưng rất cần thiết) hoặc tiếp tục ký hợp đồng với các nhà thầu
lạm dụng lao động trẻ em. Giải pháp được đưa ra là nhà thầu phải trả
lương cho lao động trẻ em trong khi chúng được đi học; Levi- Strauss
cung cấp sách vở, học phí và đồng phục. Khi bọn trẻ đã học xong và
đủ tuổi lao động, chúng sẽ được tiếp tục nhận vào làm ở nhà máy.
Công bằng cho mọi người