Những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng nhất luôn tìm
cách đảm bảo sự công bằng cho tất cả những người chịu ảnh hưởng
bởi hoạt động kinh doanh của họ, ngay cả nếu những người đó không
dễ được nhận ra và thường bị bỏ qua (như trường hợp các trẻ em ở
Bangladesh và Thổ Nhĩ Kỳ). Kinh Thánh đã dạy rất cụ thể về việc
bảo vệ quyền lợi của “người xa lạ”, người nghèo và người thiệt thòi.
“Hãy thực thi công lý... chớ áp bức dân nghèo hay người lạ.”
(Zech. 7:10)
“Ngươi chớ có hà hiếp kẻ làm thuê... bất luận anh em Do Thái
mình hay khách lạ.” (Deut. 24:14)
Thật không may là người Mỹ gốc Phi, những người có tổ tiên bị
đưa sang Mỹ làm nô lệ hàng trăm năm trước, cho đến gần đây vẫn
còn bị phân biệt đối xử về kinh tế. Levi-Strauss đã cố gắng làm
cho họ hòa nhập vào dòng chảy chung của nền kinh tế Mỹ trước khi
các quyền của họ được xã hội chấp nhận và được luật hóa. Năm
1959, vài năm trước khi Đạo luật Quyền Công dân ra đời, Levi-
Strauss đã yêu cầu hòa nhập giữa công nhân da trắng với da đen
trong xưởng của họ ở Blackstone, Virginia, nếu không, cơ sở sản
xuất này sẽ bị đóng cửa. Điều này hoàn toàn trái ngược với một số
trường học ở miền Nam, những trường sau đó “thà đóng cửa trường
công”, trở thành trường tư còn hơn là thực hiện sự hòa nhập. Lúc đó,
các nhà chức trách địa phương đòi phải có nhà vệ sinh riêng, cũng
như quán ăn riêng cho người da trắng và da đen. Tổng giám đốc
Levi-Strauss lúc đó là Walter Haas, Jr. đã từ chối yêu cầu này.
Cũng không cần nhắc lại là ở Levi Strauss, lương cho “người gốc
Do Thái” (người da trắng) và “người khác chủng tộc” (người da đen)
là giống nhau, như Kinh Thánh đã dạy.
Một nhà lãnh đạo khác cũng luôn mong muốn không một nhân
viên nào của mình có cảm giác là “người xa lạ” chính là Mark Elliott,