231
3. CHẤP MỘT PHẦN THƢỜNG, MỘT PHẦN VÔ THƢỜNG.
Ngƣời tu thiền định, khi tƣởng ấm hết, nghiên cứu cùng tột cội gốc của
sanh loại, rồi khởi ra bốn lối chấp điên đảo:
1. Chấp tâm là thƣờng, chúng sanh vô thƣờng. - Hành giả khi quán tâm
mình yên lặng khắp cả mƣời phƣơng, các chúng sanh từ trong tâm mình
tự sanh và tự chết, rồi chấp tâm ta là thƣờng, chúng sanh vô thƣờng.
2. Chấp thế giới, những chỗ bị hoại là vô thƣờng, những chỗ không hoại
là thƣờng. - Ngƣời tu thiền định quán sát cả mƣời phƣơng thế giới, chỗ
kiếp hoại (nhƣ từ tam thiền trở xuống bị tam tai làm hoại) thì chấp vô
thƣờng; những chỗ không hoại thì chấp là thƣờng (từ tứ thiền trở lên,
tam tai không làm hoại đƣợc, chấp cho là cứu cánh Niết bàn).
3. Chấp cái tâm là thƣờng, còn sinh tử vô thƣờng. - Ngƣời tu thiền
định, quán sát tâm mình không biến đổi, nó nhỏ nhiệm tinh vi nhƣ hạt
bụi và lƣu chuyển cả mƣời phƣơng, lại khiến cho thân này sanh và diệt
mà nó không không biến đổi; nên chấp cho: “Tâm là thƣờng; tất cả các
vật đều từ tâm sanh ra, có sinh tử nên vô thƣờng”.
4. Chấp hành ấm thƣờng; sắc, thọ, tƣởng là vô thƣờng. - Ngƣời tu thiền
định, khi thấy sắc, thọ, tƣởng ba ấm trƣớc đã diệt, nên chấp là vô
thƣờng, thấy hành ấm lƣu chuyển thƣờng còn nên chấp là thƣờng.
Bốn lối chấp trên, đều sai lầm cả, do mê muội tánh Bồ đề, mất chánh
kiến, nên đọa về ngoại đạo.