232
4. CHẤP CÓ BỐN MÓN BIÊN GIỚI.
Ngƣời tu thiền định, khi tƣởng ấm hết rồi, thấy đƣợc cùng tột cội gốc
của sanh loại, lúc bấy giờ khởi ra bốn lối chấp có biên giới:
1. Chấp ba thời. - Ngƣời tu thiền định, lúc bấy giờ chấp tâm niệm hiện
tại tƣơng tục (hành ấm) là vô biên, còn quá khứ và vị lai là hữu biên.
2. Chấp chúng sanh. - Ngƣời tu thiền định vì chỉ thấy đƣợc chúng sanh
trong tám vạn kiếp, nên chấp là hữu biên; còn trƣớc tám vạn kiếp thì tịch
tịnh không thấy và cũng không nghe, nên chấp là vô biên.
3. Chấp tâm tánh. - Ngƣời tu thiền định khi thấy tâm mình biến khắp
và biến ra tất cả ngƣời, nên khởi lên chấp tâm ta vô biên. Còn tất cả
ngƣời đều ở trong tâm ta, là hữu biên.
4. Chấp sanh diệt. - Ngƣời tu thiền định, khi cùng tột hành ấm, thấy
đƣợc tâm mình, sanh tâm chấp tất cả chúng sanh và thế giới đều có phân
nửa sanh và phân nửa diệt; sanh là hữu biên, diệt là vô biên.
Các lối tà chấp trên, đều do trong khi tu thiền mất chánh kiến, mê mờ
tánh Bồ đề, nên đều đọa về ngoại đạo cả.
5. BỐN MÓN LUẬN NGHỊ RỐI LOẠN, KHÔNG NHẤT ĐỊNH.
Ngƣời tu thiền định, khi tƣởng ấm hết, liền khởi ra bốn lối chấp điên đảo
không nhất định:
1. Chấp tám món cũng. - Ngƣời tu thiền định, khi quán sát nguồn gốc
biến hóa của muôn vật, thấy có chỗ thì biến đổi, có chỗ lại thƣờng còn;
có cái sanh, có cái diệt; có pháp tăng, có vật giảm, có cái có, có cái
không. Bởi thế nên có ai đến hỏi đạo thì nói rằng: “Cũng biến, cũng
bằng, cũng sanh, cũng diệt, cũng tăng, cũng giảm, cũng có, cũng
không”. Lúc nào cũng nói rối loạn nhƣ vậy, làm cho ngƣời không hiểu
chi cả.