233
2. Chấp duy cái “không”. - Ngƣời tu thiền định, vì quán cả tâm và pháp
đều không; rồi cứ chấp ở nơi cái “không”. Có ai đến hỏi đạo thì họ chỉ
đáp một chữ “không”; ngoài cái “không” ra thì không còn chi nói nữa
cả.
3. Chấp duy cái “có”. - Ngƣời tu thiền định, do quán sát tâm mình biến
khắp tất cả, chỗ nào cũng có, rồi cứ chấp ở nơi cái “có”. Có ai đến hỏi
đạo, thì họ chỉ nói một chữ “có”; ngoài cái “có” ra thì không còn gì nói
nữa cả.
4. Chấp “cũng có” và “cũng không”. - Ngƣời tu thiền định vì thấy ở
nơi cảnh đã lăng xăng, còn tâm thì rối loạn, nên có ngƣời đến hỏi đạo thì
đáp rằng: “Cái cũng có” cũng tức là “cái cũng không”; trong cái “cũng
không” cũng tức là cái “cũng có”. Lúc nào họ cũng nói rối loạn nhƣ vậy,
không ai gạn cùng đƣợc.
Ngƣời tu thiền định vì mất chánh kiến, mê mờ tánh Bồ đề, khởi ra các
lối chấp nhƣ vậy, nên đều đọa về ngoại đạo.
6. CHẤP MƢỜI SÁU TƢỚNG CÓ.
Ngƣời tu thiền định khi tƣởng ấm hết, chỉ còn hành ấm diệu động, thấy
một nguồn sống vô tận; nên sanh tâm chấp cho “chết rồi còn có tƣớng”.
Chấp về sắc uẩn có bốn:
1. Chấp sắc uẩn là “ta”.
2. Chấp “ta” có sắc uẩn.
3. Chấp sắc uẩn thuộc nơi “ta”.
4. Chấp “ta” ở nơi sắc uẩn.
Còn thọ, tƣởng, hành mỗi uẩn cũng đều có bốn lối chấp nhƣ vậy, cộng
thành mƣời sáu tƣớng. Hoặc chấp Phiền não và Bồ đề hai tánh thật có,
hết Phiền não mới đƣợc Bồ đề; hai tánh không chung gặp nhau.
Vì hành giả trong lúc tu thiền, mất chánh tri kiến, mê mờ tánh Bồ đề,
khởi ra các lối tà chấp trên, nên đọa về ngoại đạo.