36
sắc thân, cho đến núi sông, hƣ không, đất liền bên ngoài đều là những
vật hiện trong tâm tính; ví nhƣ bỏ cả trăm nghìn biển lớn trong lặng, chỉ
nhận một cái bọt nƣớc; rồi cho nó là toàn hết cả nƣớc, cùng tột các biển
lớn. Bọn ông tức là những ngƣời mê lầm nhiều lớp, nhƣ cánh tay tôi rủ
xuống, không có sai khác. Nhƣ Lai gọi là đáng thƣơng xót đó”.
ĐOẠN X
LỰA BỎ TÂM PHAN DUYÊN ĐỂ CHỈ
TÍNH THẤY KHÔNG THỂ TRẢ VỀ ĐÂU
Chi I. Trình bày chỗ ngộ, nhƣng chƣa dám tự nhận.
Ông A Nan vâng nghe lời Phật từ bi cứu độ dạy bảo, khóc lóc tréo tay
mà bạch Phật rằng: "Tuy tôi vâng nghe Diệu âm của Phật nhƣ vậy, ngộ
đƣợc chỗ thƣờng trụ viên mãn sẵn có của tâm tính, nhƣng tôi ngộ đƣợc
Pháp âm của Phật vừa dạy là tôi hiện lấy tâm phan duyên mà thỏa mãn
chỗ ƣớc mong. Tôi luống đƣợc tâm ấy, chƣa dám nhận là tâm tính bản
lai; mong Phật thƣơng xót, tuyên lời Viên âm, nhổ gốc nghi ngờ của tôi,
đem về đạo Vô Thƣợng."
Chi 2. Trách còn nhận ngón tay chỉ để lựa ra tâm phân biệt đều đã
có chỗ trả về.
Phật bảo ông A Nan: "Bọn ông còn lấy tâm phan duyên mà nghe Pháp
thì cái Pháp nhận đƣợc đó cũng chỉ là sở duyên, chứ không phải nhận
đƣợc Pháp tính. Ví nhƣ có ngƣời lấy ngón tay chỉ mặt trăng cho ngƣời
khác thì ngƣời kia lẽ ra phải nhân ngón tay mà thấy mặt trăng. Nếu nhƣ
ngƣời kia xem ngón tay và cho đó là mặt trăng thì ngƣời ấy chẳng những
bỏ mất mặt trăng mà cũng bỏ mất cả ngón tay chỉ nữa. Vì sao? Vì nhận
ngón tay chỉ làm mặt trăng vậy. Đâu những bỏ mất ngón tay lại cũng
không phân biệt đƣợc sáng và tối. Vì sao? Vì lấy ngón tay tối làm mặt
trăng sáng thì không rõ biết đƣợc hai tính sáng tối. Ông cũng nhƣ vậy.
Nếu lấy cái phân biệt Pháp âm tôi làm tâm của ông thì cái tâm ấy phải
rời cái phân biệt tiếng nói, có tính phân biệt.
Ví nhƣ ngƣời khách ngủ trọ quán trạm, ở tạm rồi đi, rốt cuộc ở mãi
không đƣợc, còn ngƣời giữ trạm thì không đi đâu, gọi là chủ trạm. Tâm
cũng nhƣ vậy, nếu thật tâm ông thì không đi đâu, làm sao rời cái tiếng,