KINH THỦ LĂNG NGHIÊM - Trang 61

61

Lại nhƣ cái nghe của ông đến bên cái tiếng, thì cũng nhƣ tôi đã về rừng
Kỳ đà rồi, trong thành Thất la phiệt, không còn tôi nữa; vậy khi ông
nghe tiếng trống, cái nghe của ông đã đến nơi tiếng trống rồi, thì khi
tiếng chuông cũng phát ra, lẽ ra ông không thể nghe cả hai bên, huống
nữa, ông còn nghe đƣợc cả tiếng voi, ngựa, trâu, dê và nhiều tiếng khác.
Còn nếu không đi đến với nhau, thì lại không nghe.

Vậy nên biết rằng cái nghe và cái tiếng đều không có xứ sở; tức cái nghe
và thanh trần, hai xứ đều luống dối, vốn không phải tính nhân duyên,
không phải tính tự nhiên.

Chi 3. Thu 2 xứ hƣơng trần và tỷ căn.

"A Nan, ông hãy ngửi hƣơng chiên đàn trong lƣ nầy, hƣơng ấy, nếu đốt
đến một thù, thì cả thành Thất la phiệt, trong 40 dặm, đồng thời đều ngửi
mùi thơm. Ý ông nghĩ thế nào? Mùi thơm ấy sinh ra, do cây chiên đàn,
do nơi lỗ mũi của ông hay do nơi hƣ không?

Nếu nhƣ mùi thơm ấy sinh ra do lỗ mũi của ông, thì đã gọi là do lỗ mũi
sinh ra, tất phải từ lỗ mũi mà ra, lỗ mũi không phải chiên đàn, làm sao
trong lỗ mũi, lại có đƣợc mùi thơm chiên đàn? Lại đã gọi rằng ông ngửi
mùi thơm, thì mùi thơm phải vào trong lỗ mũi, còn trong lỗ mũi phát ra
mùi thơm, mà nói rằng ngửi đƣợc, thì không đúng nghĩa.

Nếu sinh ra do nơi hƣ không, thì tính hƣ không thƣờng còn, mùi thơm
cũng phải thƣờng có, cần gì phải đốt cây khô chiên đàn trong lƣ rồi mới
có. Nếu mùi thơm sinh ra do cây chiên đàn, thì cái chất thơm ấy nhân
đốt mà thành khói; nếu lỗ mũi ngửi đƣợc, thì lẽ ra khói phải xông đến lỗ
mũi, làm sao, khói đó lên trên không, chƣa đƣợc bao xa, mà trong 40
dặm đều ngửi thơm cả.

Vậy, nên biết rằng hƣơng trần và cái ngửi đều không có xứ sở, tức cái
ngửi và hƣơng trần hai xứ đều luống dối, vốn không phải tính nhân
duyên, không phải tính tự nhiên.



Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.