KINH THỦ LĂNG NGHIÊM - Trang 65

65

Chi 2. Thu nhĩ, thanh và nhĩ thức giới.

"A Nan, lại nhƣ ông bày tỏ: Nhĩ căn và thanh trần làm duyên, sinh ra nhĩ
thức. Thức đó nhân nhĩ căn sinh ra, lấy nhĩ căn làm giới, hay nhân thanh
trần sinh ra, lấy thanh trần làm giới?

A Nan, nếu nhân nhĩ căn sinh ra, mà không có hai tƣớng động, tĩnh hiện
tiền, thì cái biết của nhĩ căn cũng không thành; mà đã không biết gì, thì
cái biết còn không thành, huống nữa cái thức phân biệt còn có hình trạng
gì.

Nếu nhân lỗ tai nghe thì đã không động, tĩnh, cái nghe cũng không
thành; làm sao lấy hình sắc lỗ tai đối với xúc trần, mà gọi đƣợc là giới
nhĩ thức; và cái giới nhĩ thức nhƣ thế, do đâu mà lập ra.

Nếu nhân thanh trần mà sinh, thì cái nhĩ thức nhân thanh trần mà có,
không có dính líu gì đến cái nghe; mà đã không nghe, thì cũng không
biết các tƣớng thanh trần ở đâu. Lại nói nhĩ thức do thanh trần sinh ra,
dầu cho rằng thanh trần, nhân cái nghe mà có tƣớng, thì cái nghe, lẽ phải
nghe đƣợc nhĩ thức. Nếu không nghe đƣợc nhĩ thức, thì thanh trần không
phải là giới của nhĩ thức. Nếu nghe đƣợc, thì nhĩ thức cũng đồng nhƣ
thanh trần, và nhĩ thức đã bị nghe, thì lấy cái gì biết đƣợc rằng đã nghe
cái thức? Còn nếu cái thức không biết, thì cũng nhƣ cỏ nhƣ cây.

Lại không lẽ thanh trần và cái nghe xen lộn, thành ra giới ở giữa? Giới ở
giữa đã không có, thì các tƣớng nội căn, ngoại trần, do đâu mà thành lập
đƣợc.

Vậy, nên biết rằng nhĩ căn, thanh trần làm duyên, sinh ra giới nhĩ thức,
cả ba chỗ đều không và ba giới nhĩ căn, thanh trần và nhĩ thức, vốn
không phải tính nhân duyên, không phải tính tự nhiên.






Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.