Trung Bộ Kinh – Tập 1
295
trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không
phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". Sau khi thấy
như thật phong giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sanh
yểm ly đối với phong giới, tâm từ bỏ phong giới.
Chư Hiền, một thời xẩy ra khi ngoại phong giới dao
động, gió thổi bay làng, thổi bay thị trấn, thổi bay thành phố,
thổi bay xứ, thổi bay quốc độ. Chư Hiền, một thời xẩy ra khi
trong tháng cuối mùa hạ, loài người tìm cầu gió nhờ lá cây
ta-la, nhờ cây quạt, và người ta không mong tìm được cỏ tại
chỗ có rạch nước chảy. Chư Hiền, tánh vô thường của ngoại
phong giới xưa ấy có thể nêu rõ; tánh hủy hoại có thể nêu rõ;
tánh đoạn diệt có thể nêu rõ; tánh biến dịch có thể nêu rõ.
Như vậy còn nói gì đến thân thể yểu thọ do khát ái chấp thủ
này? Ở đây không có gì để có thể nói là tôi, là của tôi, hay tôi
là.
Chư Hiền, nếu có những người khác mắng nhiếc, chỉ
trích, chọc tức, nhiễu não Tỷ-kheo, vị ấy biết rõ như sau:
"Khổ thọ khởi lên nơi tôi này thuộc tai xúc chạm; thọ này do
nhân duyên, không phải không do nhân duyên. Do nhân
duyên gì? Do nhân duyên xúc vậy". Vị ấy thấy xúc là vô
thường; vị ấy thấy thọ là vô thường; vị ấy thấy tưởng là vô
thường; vị ấy thấy hành là vô thường; vị ấy thấy thức là vô
thường; tâm của vị này hoan hỷ, thích thú, tịnh chỉ, quyết
định, tùy thuộc giới đối tượng.
Chư Hiền, nếu những người khác xử sự với Tỷ-kheo,
không có hoàn hảo, không có tốt đẹp, không có khả ái, hoặc
dùng tay xúc chạm, hoặc dùng đá xúc chạm, hoặc dùng gậy
xúc chạm, hoặc dùng gươm xúc chạm, vị ấy biết như sau:
"Sự thể của thân này là như vậy nên tay có thể xúc chạm, đá
có thể xúc chạm, gậy có thể xúc chạm, gươm có thể xúc
chạm". Thế Tôn đã dạy như sau trong ví dụ cái cưa: "Chư