KINH TRUNG BỘ - TẬP 1 - Trang 31

34

4. Kinh Sợ hãi khiếp đảm (Bhayabherava sutta)

nằm, Ta không đứng, Ta không kinh hành qua lại, nhưng Ta
trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta đang ngồi. Này Bà-
la-môn, trong khi Ta đang nằm mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến,
thì này Bà-la-môn, Ta không ngồi, Ta không đứng, Ta không
kinh hành qua lại, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy
trong khi Ta đang nằm.

Này Bà-la-môn, có một số Sa-môn, Bà-la-môn nghĩ

rằng ngày giống như đêm, nghĩ rằng đêm giống như ngày.
Như vậy, Ta nói rằng những Sa-môn, Bà-la-môn ấy sống
trong si ám. Này Bà-la-môn, Ta nghĩ rằng đêm là đêm, nghĩ
rằng ngày là ngày. Này Bà-la-môn, ai nói một cách chơn
chánh sẽ nói như sau: "Vị hữu tình nào không có si ám, sinh
ra ở đời vì hạnh phúc cho muôn loài, vì an lạc cho muôn loài,
vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an
lạc cho loài Trời và loài Người. Vị ấy khi nói một cách chân
chánh về Ta sẽ nói như sau: "Là vị hữu tình không có si ám,
sinh ra ở đời vì hạnh phúc cho muôn loài, vì an lạc cho muôn
loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc,
vì an lạc cho loài Trời và loài Người".

Này Bà-la-môn, Ta tinh cần, tinh tấn, không lười biếng.

Ta an trú chánh niệm, không có loạn, thân được khinh an,
không có dao động, tâm được định tĩnh, chuyên nhất.

Này Bà-la-môn, Ta ly dục, ly các ác pháp, chứng và trú

Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm
với tứ.

Diệt tầm, diệt tứ, Ta chứng và trú Thiền thứ hai, một

trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh
nhất tâm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.