KINH TRUNG BỘ - TẬP 3 - Trang 220

Trung Bộ Kinh – Tập 3

223

bàn như là thiểu dục luận, tri túc luận, độc cư luận, bất chúng
hội luận, tinh cần luận, giới luận, định luận, tuệ luận, giải
thoát luận, giải thoát tri kiến luận. Này Ananda, do nhân
duyên những loại thuyết luận như vậy, thật xứng đáng cho
một Thanh văn đệ tử bám sát vị Ðạo sư dầu cho bị hất hủi.

Sự kiện là như vậy, này Ananda, thời có sự phiền lụy

(upaddava) cho vị Ðạo sư; sự kiện là như vậy, thời có sự
phiền lụy do đệ tử; sự kiện là như vậy, thời có sự phiền lụy
cho các vị tu Phạm hạnh.

Và này Ananda, như thế nào là sự phiền lụy cho vị Ðạo

sư? Ở đây, này Ananda, có Ðạo sư lựa một trú xứ
(senasanam) xa vắng trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi,
chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng,
ngoài trời hay trên một đống rơm. Trong khi vị ấy sống viễn
ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân
bao vây xung quanh. Ðược các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị
dân và quốc dân bao vây xung quanh, vị ấy khởi lên nhiễm
tâm, rơi vào dục vọng, khởi lên tham ái, trở lui lại đời sống
sung túc. Như vậy, này Ananda, được gọi là sự phiền lụy của
Ðạo sư. Vì sự phiền lụy của Ðạo sư, các ác bất thiện pháp,
tạp nhiễm, dẫn đến tái sanh, đáng sợ hãi, đưa đến khổ quả,
dẫn đến sanh, già, chết trong tương lai, các pháp ấy tấn công
vị ấy. Như vậy, này Ananda, là sự phiền lụy của Ðạo sư.

Này Ananda, thế nào là sự phiền lụy của đệ tử? Này

Ananda, đệ tử của một Ðạo sư, bắt chước đời sống viễn ly
của Ðạo sư mình, lựa một trú xứ xa vắng, trong rừng, dưới
gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi
tha ma, tại khu rừng, ngoài trời hay trên một đống rơm.
Trong khi vị ấy sống viễn ly như vậy, các Bà-la-môn, gia chủ,
cả thị dân với quốc dân bao vây xung quanh. Ðược các Bà-
la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.