KINH TRƯỜNG BỘ - TẬP 1 - Trang 23

26

1. Kinh Phạm võng (Brahmajàla sutta)

nhau, nên thân mệt mỏi và tâm mệt mỏi. Chúng ta thác sanh,
từ bỏ thân này, sống vô thường không kiên cố, yểu thọ, chịu
sự biến dịch và thác sanh đến tại chỗ này".

Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ ba, y chỉ theo

đó, căn cứ theo đó, một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương
một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp
bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình
và vô thường đối với một hạng hữu tình khác.

13. Trường hợp thứ tư, lại có những Sa-môn, Bà-la-

môn, y chỉ gì, căn cứ gì chủ trương một phần Thường trú
luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giới là
thường còn đối với một hạng hữu tình và vô thường đối với
một hạng hữu tình khác.

Này các Tỷ-kheo, có Sa-môn, hay Bà-la-môn là nhà suy

luận, là nhà thẩm sát. Do sự chia chẻ biện bác của suy luận
và sự tùy thuộc theo thẩm sát, vị này tuyên bố như thế này:
"Cái gọi là mắt, là tai, là mũi, là lưỡi, là thân, cái bản ngã ấy
vô thường, không kiên cố, không thường trú, bị chuyển biến.
Cái gọi là tâm, là ý, là thức, cái bản ngã ấy là thường còn, bất
biến, thường trú, không bị chuyển biến, thường hằng như vậy
mãi mãi".

Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ tư, y chỉ theo đó,

căn cứ theo đó, một số Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương một
phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản
ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình, và
vô thường đối với một hạng hữu tình khác.

14. Này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn, Bà-la-môn này

chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường
luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn với bốn luận
chấp. Nếu có những Sa-môn hay Bà-la-môn chủ trương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.