28
1. Kinh Phạm võng (Brahmajàla sutta)
tưởng thế giới là hữu biên. Do đó tôi biết rằng thế giới này là
hữu biên, có một đường vòng chung quanh".
Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ nhất, y chỉ theo
đó, căn cứ theo đó, một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương
Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là hữu biên và vô biên.
18. Trường hợp thứ hai, có những Sa-môn, Bà-la-môn,
y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Hữu biên Vô biên luận, chấp
thế giới là hữu biên và vô biên?
Này các Tỷ-kheo, ở đây có Sa-môn, Bà-la-môn, nhờ
nhất tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật,
nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định,
vị ấy sống ở trong đời với tư tưởng thế giới là vô biên. Vị ấy
nói: "Thế giới này là vô biên, không có giới hạn". Những vị
Sa-môn, Bà-la-môn nào đã nói: "Thế giới này là hữu biên, có
một đường vòng xung quanh", những vị ấy nói không đúng
sự thật. Thế giới này là vô biên, không có giới hạn. Tại sao
vậy? Vì tôi nhờ nhất tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ
không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định.
Khi tâm nhập định, tôi sống với tư tưởng thế giới là vô biên.
Do đó tôi biết: "Thế giới này là vô biên, không có giới hạn".
Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ hai, y chỉ như
vậy, căn cứ như vậy, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ
trương Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là hữu biên vô
biên.
19. Trường hợp thứ ba, lại có những Sa-môn, Bà-la-
môn, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Hữu biên Vô biên luận,
chấp thế giới là hữu biên vô biên?
Này các Tỷ-kheo, ở đây có Sa-môn hay Bà-la-môn, nhờ
nhất tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật,
nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định,