40
1. Kinh Phạm võng (Brahmajàla sutta)
3. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn này chủ
trương Vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã không có
tưởng sau khi chết với tám luận chấp. - Này các Tỷ-kheo,
nếu có những Sa-môn hay Bà-la-môn nào chủ trương Vô
tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã không có tưởng sau
khi chết, chúng sẽ chấp cả tám luận chấp trên, hay một trong
những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác
nữa.
4. Này các Tỷ-kheo. Như Lai tuệ tri như thế này :
"Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, chấp thủ như vậy, sẽ
đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định
mạng như vậy". Như Lai tuệ tri như vậy. Ngài lại tuệ tri hơn
thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước
sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật tuệ tri sự tập
khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự
xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai
được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.
Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu
kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm
của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể
nhận biết. Những pháp ấy Như Lai tự chứng tri, giác ngộ và
truyền thuyết; và chính những pháp ấy những ai như thật
chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.
5. Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ
trương Phi Hữu tưởng Phi Vô tưởng luận sau khi chết, chấp
bản ngã phi hữu tưởng phi vô tưởng với tám luận chấp. Và
những Sa-môn, Bà-la-môn này, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ
trương Phi Hữu tưởng Phi Vô tưởng luận sau khi chết, chấp
bản ngã phi hữu tưởng phi vô tưởng với tám luận chấp?
6. Những vị này chấp: "Bản ngã có sắc, không có bệnh,
sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng... ", "Bản ngã là vô