46
1. Kinh Phạm võng (Brahmajàla sutta)
ngã ấy như thế, không phải hoàn toàn đạt đến tối thượng hiện
tại Niết Bàn. Vì cớ sao? Vì ở đây tâm trí có hỷ và bị kích
động nên gọi là thô tháo. Khi nào bản ngã ấy không tham hỷ,
trú xả, chánh niệm, chánh trí, thân hưởng lạc mà các bậc
thánh gọi là Hỷ niệm lạc trú - đạt đến và an trú đệ tam thiền.
Như thế, bản ngã ấy đạt đến tối thượng hiện tại Niết Bàn".
Như vậy, có người chủ trương tối thượng hiện tại Niết Bàn
của loài hữu tình.
24. Một vị khác lại nói: "Này ông, thật có bản ngã ấy
như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản
ngã ấy như thế, không phải hoàn toàn đạt đến tối thượng hiện
tại Niết bàn. Vì cớ sao? Vì ở đây tâm thọ lạc nên gọi là thô
tháo. Khi nào bản ngã ấy xả lạc và xả khổ, diệt trừ hỷ và ưu
về trước, đạt đến và an trú vào đệ tứ thiền. Thiền này không
khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Như thế, bản ngã ấy đạt
đến tối thượng hiện tại Niết Bàn". Như vậy có người chủ
trương tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình.
25. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ
trương Hiện tại Niết-bàn luận, chấp trước sự tối thượng hiện
tại Niết Bàn của loài hữu tình với năm luận chấp. Này các
Tỷ-kheo, nếu có những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương
Hiện tại Niết-bàn luận, chấp sự tối thượng hiện tại Niết Bàn
của loài hữu tình, những vị này sẽ chấp cả năm luận chấp
trên, hay một trong năm luận chấp trên, ngoài ra không còn
một luận chấp nào khác nữa.
26. Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này:
"Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy sẽ đưa đến những cõi
thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy". Như
Lai tuệ tri như vậy. Ngài tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không
chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được
tịch tịnh. Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ của các