220
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn,
được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc
cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì
hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Thế nào là
bốn?
i) Bốn niệm xứ: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo
quán thân trên thân, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp
phục tham sân trên đời; quán các cảm thọ trên các cảm thọ,
nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham sân trên
đời; quán các tâm trên các tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh
niệm để nhiếp phục tham sân trên đời; quán các pháp trên
các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục
tham sân trên đời.
ii) Bốn chánh cần: Ở đây, này các Hiền giả vị Tỷ-kheo,
với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trước chưa
sanh không cho sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh
tấn, sách tâm, trì tâm. Với mục đích khiến cho các ác bất
thiện pháp đã sanh ra được trừ diệt, khởi lên ý muốn, cố
gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm. Với mục đích khiến cho các
thiện pháp từ trước chưa sanh nay cho sanh khởi, khởi lên ý
muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm. Với mục đích
khiến cho các thiện pháp đã được sanh có thể duy trì, không
có mù mờ, được tăng cường, được quảng đại, được tu tập,
được viên mãn, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tâm,
trì tâm.
iii) Bốn thần túc: Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo
tu tập thần túc, câu hữu với tinh tấn thực hiện Dục thiền định.
Tu tập thần túc câu hữu với tinh tấn thực hiện Tâm thiền
định. Tu tập thần túc câu hữu với tinh tấn thực hiện Tinh tấn
thiền định. Tu tập thần túc câu hữu với tinh tấn thực hiện Tư