Trường Bộ Kinh – Tập 3 221
duy thiền định (Dục như ý thần túc, Tâm như ý thần túc,
Tinh tấn như ý thần túc, Tư duy như ý thần túc).
iv) Bốn thiền: Ở đây, vị Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp
chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục
sanh, với tầm, với tứ. Diệt tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ
hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ,
nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân
cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú,
chứng và an trú thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã
cảm thọ trước, chứng và trú thiền thứ tư, không khổ, không
lạc, xả niệm thanh tịnh.
v) Bốn tu tập thiền định: Này các Hiền giả, có sự tu tập
thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần đưa đến lạc trú
ngay trong hiện tại. Này các Hiền giả, có sự tu tập thiền định,
nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến chứng đắc tri
kiến. Này các Hiền giả, có sự tu tập thiền định, nhờ tu tập,
nhờ hành trì nhiều lần, đưa đến chánh niệm tỉnh giác. Này
các Hiền giả, có sự tu tập thiền định, nhờ sự tu tập, nhờ hành
trì nhiều lần đưa đến sự diệt tận các lậu hoặc.
Này các Hiền giả, thế nào là sự tu tập thiền định, nhờ tu
tập, nhờ hành trì nhiều lần đưa đến lạc trú ngay trong hiện
tại? Ở đây, này các Hiền giả, có vị Tỷ-kheo ly dục, ly ác
pháp, và trú thiền thứ nhất... thiền thứ hai... thiền thứ ba...
chứng và trú thiền thứ tư. Này các Hiền giả, như vậy là sự tu
tập thiền định, nhờ tu tập, nhờ hành trì nhiều lần đưa đến lạc
trú ngay trong hiện tại.
Này các Hiền giả, thế nào là sự tu tập thiền định, nhờ tu
tập, nhờ hành trì nhiều lần đưa đến chứng đắc tri kiến? Này
các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo, tác ý quang minh tưởng, an
trú tưởng ban ngày, ban ngày thế nào ban đêm như vậy, ban
đêm thế nào ban ngày như vậy. Và như vậy với tâm mở rộng