178
Chương I: Tương Ưng Sáu Xứ
8) Ví như, này các Tỷ-kheo, một cây có nhựa, hoặc cây
Bồ-đề (assattha), hoặc cây bàng (nigrodha), hoặc cây sanh
(pilakkha), hoặc cây udumbara, hoặc một loại cây còn tươi.
Rồi một người với cái búa sắc bén chặt vào cây ấy. Nước
nhựa cây ấy có chảy ra không?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
-- Vì sao?
-- Vì rằng, bạch Thế Tôn, cây ấy có nhựa.
9) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với các sắc do mắt
nhận thức, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào còn có tham, còn có
sân, còn có si, tham ấy chưa đoạn tận, sân ấy chưa đoạn tận,
si ấy chưa đoạn tận; dầu chỉ có phần nhỏ, khi các sắc do mắt
nhận thức đi vào trong tầm mắt nhận thức, chúng chinh phục
tâm của vị ấy, còn nói gì cả phần lớn. Vì sao? Này các Tỷ-
kheo, vì còn có tham, còn có sân, còn có si, và tham ấy chưa
đoạn tận, sân ấy chưa đoạn tận, si ấy chưa đoạn tận... Ðối với
các tiếng do tai nhận thức... Ðối với các hương do mũi nhận
thức... Ðối với các vị do lưỡi nhận thức... Ðối với các xúc do
thân nhận thức...
Này các Tỷ-kheo, đối với các pháp do ý nhận thức, Tỷ-
kheo hay Tỷ-kheo-ni nào còn có tham, còn có sân, còn có si,
tham ấy chưa đoạn tận, sân ấy chưa đoạn tận, si ấy chưa đoạn
tận; dầu chỉ có phần nhỏ, khi các pháp do ý nhận thức đi vào
trong tầm ý nhận thức, chúng chinh phục tâm của vị ấy, còn
nói gì cả phần lớn. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì còn có tham,
còn có sân, còn có si, và tham ấy chưa đoạn tận, sân ấy chưa
đoạn tận, si ấy chưa đoạn tận.
10-14) Này các Tỷ-kheo, đối với các sắc do mắt nhận
thức, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào không có tham, không có
sân, không có si, tham ấy đã đoạn tận, sân ấy đã đoạn tận, si