KINH TƯƠNG ƯNG BỘ - TẬP 5 - Trang 133

136

Chương II: Tương Ưng Giác Chi

trạo hối chi phối... còn nói gì các chú thuật đã được học
thuộc lòng.

14) Lại nữa, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm

không bị nghi hoặc xâm chiếm, không bị nghi hoặc chi
phối... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng.

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước trừng tịnh, trong

sáng, không bị khuấy động, đặt giữa ánh sáng. Ở đây, một
người có mắt muốn ngắm bóng mặt của mình, có thể như
thật biết và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi
trú với tâm không bị nghi hoặc xâm chiếm, không bị nghi
hoặc chi phối và như thật biết sự xuất ly khỏi nghi hoặc đã
khởi lên; trong khi ấy, người ấy như thật biết và thấy lợi ích
của mình; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của
người; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích cả hai. Cho
nên, các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày được
nhớ đến, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng.

15) Ðây là nhân, đây là duyên, này Bà-la-môn, có khi

các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày lại có thể
nhớ đến được, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc
lòng.

16) Có bảy giác chi này, này Bà-la-môn, không chướng

ngại, không triền cái, không làm uế nhiễm tâm, được tu tập,
được làm cho sung mãn, đưa đến chứng ngộ quả minh và
giải thoát. Thế nào là bảy? Niệm giác chi, này Bà-la-môn,
không phải là chướng ngại, triền cái, không làm uế nhiễm
tâm, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến chứng
ngộ quả minh và giải thoát... Xả giác chi, không phải là
chướng ngại, triền cái, không làm uế nhiễm tâm, được tu tập,
được làm cho sung mãn, đưa đến chứng ngộ quả minh và
giải thoát. Bảy giác chi này, này Bà-la-môn, không phải là
chướng ngại, triền cái, không làm uế nhiễm tâm, được tu tập,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.