230
Chương IV: Tương Ưng Căn
phải xem là khổ thọ. Ở đây, cái gì thuộc xả căn, cần phải
xem là bất khổ bất lạc thọ.
9) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
38. VIII. Phân Tích (3) (S.v,210)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là
năm? Lạc căn... xả căn.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lạc căn?... (như trên)
...
4-8) ...(như trên) ...
9) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các căn này, trước năm
sau trở thành ba, trước ba sau trở thành năm, tùy theo pháp
môn.
39. IX. Cây Quay Ra Lửa (Arani) (S.v,211)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là
năm? Lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn.
3) Này các Tỷ-kheo, do duyên xúc được cảm thọ là lạc,
khởi lên lạc căn. Khi cảm thọ là lạc, người ấy rõ biết: "Tôi
cảm giác lạc thọ". Do đoạn diệt xúc được người ấy cảm thọ
là lạc ấy, lạc căn được khởi lên do duyên với xúc thích ứng
(tajjam) được cảm thọ là lạc, người ấy rõ biết lạc căn ấy diệt,
được tịnh chỉ.
4) Này các Tỷ-kheo, do duyên xúc được cảm thọ là
khổ, khởi lên khổ căn. Khi cảm thọ là khổ, người ấy rõ biết:
"Tôi cảm giác khổ thọ". Do đoạn diệt xúc được người ấy cảm
thọ là khổ ấy, khổ căn được khởi lên do duyên với xúc thích