1. Bạch Thế Tôn! Nếu các Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp muốn
vào biển Đại Tịch Diệt của Như Lai, nên dứt cội gốc luân hồi như thế
nào?
2. Nơi các luân hồi có bao nhiêu chủng tánh?
3. Người tu đến Bồ Đề của Phật có mấy bậc sai biệt?
4. Bồ Tát trở vào trần lao nên thiết lập mấy thứ phương tiện để giáo
hoá chúng sanh?
Xin Phật rũ lòng từ bi cứu thế, khiến tất cả Bồ Tát và chúng sanh đời
mạt pháp theo đó tu hành, được huệ nhãn trong sạch, tâm gương
sáng tỏ, viên mãn ngộ nhập vô thượng tri kiến của Như Lai .
Ngài Di Lặc Bồ Tát nói xong, năm vóc gieo sát đất, đảnh lễthưa thỉnh
ba lần như vậy.
Bấy giờ Phật bảo Di Lặc Bồ Tát rằng:
-Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Ngươi khéo vì các Bồ Tát và
chúng sanh đời mạt pháp, hỏi Như Lai về những nghĩa lý vi diệu,
thâm sâu bí mật của chư Phật, khiến các Bồ Tát huệ nhãn trong
sạch, và tất cả chúng sanh đời mạt pháp dứt hẳn luân hồi, tâm ngộ
thật tướng, chứng vô sanh pháp nhẫn. Nay ngươi hãy lắng nghe, ta
sẽ vì ngươi mà thuyết .
Lúc ấy Di Lặc Bồ Tát và đại chúng hoan hỷ vâng lời Phật dạy, im
lặng mà nghe.
-Thiện nam tử! Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay do có đủ thứ
tham dục ân ái nên có luân hồi. Tất cả chủng tánh nơi các thế giới
như noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hoá sanh, đều lấy dâm dục làm
chánh nhân mới thành có sinh mạng, nên biết ái dục là cội gốc của
luân hồi. Do có các dục làm trợ duyên, phát khởi tánh ân ái, vì thế
khiến chúng sanh có sanh tử tương tục.
Dục do ái mà sanh, mạng do dục mới có, chúng sanh tham ái thân
mạng là dựa theo cội gốc tham dục, vậy tham dục là nhân, tham ái
thân mạng là quả. Do nơi cảnh dục mà sanh tâm yêu ghét; cảnh