thuận với tâm ta thì yêu, cảnh nghịch với tâm ta thì ghét, nên theo đó
tạo đủ thứ ác nghiệp thì sanh vào đạo địa ngục, ngạ qủy.
Nếu bỏ ác mà ham thiện thì sanh vào cỏi trời cõi người.
Lại nữa, nếu biết nhàm chán những tham ái, ưa xả bỏ tham ái,
nhưng cái ưa ấy vẩn là gốc của tham ái, nên hiện tăng thượng (tăng
thêm) thiện quả, đó đều là pháp hữu vi, nên còn phải chịu luân hồi,
chẳng thành thánh quả. Cho nên chúng sanh muốn giải thoát sanh tử
luân hồi, trước tiên phải đoạn dứt tham dục và trừ bỏ ân ái.
Thiện nam tử! Bồ Tát thị hiện đủ thứ biến hoá nơi thế gian chẳng từ
cội gốc của tham ái, chỉ dùng tâm từ bi giả làm tham dục để vào sanh
tử khiến chúng sanh xả bỏ ân ái. Nếu tất cả chúng sanh đời mạt
pháp chịu xả bỏ tham dục và trừ sạch yêu ghét thì được dứt hẳn luân
hồi, nơi tâm trong sạch, rồi cầu cảnh giới Viên Giác của Như Lai mới
được khai ngộ.
Thiện nam tử! Tất cả chúng sanh do cội gốc tham dục phát khởi vô
minh; sanh ra năm thứ chủng tánh khác nhau, vô minh nương theo
hai thứ chướng mà hiển hiện sâu cạn.
Thế nào là hai thứ chướng?
Một là lý chướng; làm chướng ngại chánh tri kiến; hai là sự chướng;
do chướng này làm cho sanh tử tương tục.
---o0o---
Lựơc giải:
Hai thứ chướng: Pháp không sanh không diệt thuộc về pháp vô vi,
gọi là Lý; tất cả pháp do nhân duyên sanh khởi đều thuộc về pháp
hữu vi, gọi là Sự.
Tự tánh bất nhị chẳng có đối đãi, nên hữu vi vô vi đều tuyệt. Nếu kiến
lập chơn lý thì phải có sự hợp lý và bất hợp lý; hợp với bất hợp là nhị,
chẳng phải bản thể bất nhị của tự tánh, nên nói Chướng Ngại Chánh
Tri Kiến, gọi là lý chướng. Vì chánh tri kiến là tri kiến bất nhị, tức là
chẳng lập tri kiến gì cả.