vẫn là huyễn, cũng phải lìa luôn, lìa rồi lại lìa nữa, đến chỗ chẳng có
sở lìa mới dứt hẳn các huyn. Ví như dùi cây lấy lửa, hai cây chà xát
vào nhau, lửa ra thì cây cháy thành tro, khói diệt tro bay, đất chỗ nơi
đốt vốn chẳng động; vậy dùng huyn tu huyễn cũng như thế, các
huyễn diệt hết nhưng chẳng phải đoạn diệt.
Thiện nam tử! Biết huyễn tức là lìa, chẳng lập phương tiện; lìa huyễn
tức là giác, cũng chẳng thứ lớp. Tất cả Bồ Tát và chúng sanh đời mạt
pháp theo đó tu hành, như thế mới được lìa hẳn các huyn .
Lúc ấy Thế Tôn muốn giảng lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:
Phổ Hiền ngươi nên biết,
Tất cả các chúng sanh.
Vô thủy huyễn vô minh,
Đều nương tâm Viên Giác,
Của Như Lai kiến lập.
Ví như những hoa đốm,
Nương hư không có tướng.
Hoa đốm nếu diệt rồi,
Hư không vốn chẳng động,
Huyễn từ bản giác sanh,
Huyn diệt giác viên mãn.
Bản giác vốn chẳng động,
Như tất cả Bồ Tát,
Và mạt pháp chúng sanh.
Thường nên xa lìa huyễn,
Các huyễn thảy đều lìa,
Như dùi cây lấy lửa,
Cây hết lửa cũng diệt.
Giác vốn chẳng thứ lớp,
Phương tiện cũng như thế.
Khi ấy Phổ Nhãn Bồ Tát ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, đi
nhiễu quanh Phật ba vòng, đảnh lễ chân phật, chấp tay quỳ gối bạch
Phật rằng:
-Xin đại bi Thế Tôn vì các Bồ Tát trong hội này và tất cả chúng sanh
đời mạt pháp giảng về sự tu hành theo thứ lớp của Bồ Tát, nên quán
như thế nào? An trụ tâm như thế nào? Những chúng sanh chưa ngộ,
dùng phương tiện gì khiến đều được khai ngộ? Bạch Thế Tôn! Nếu