Nhị nguyên được ngôn ngữ mang vào. Bạn đang bước - Phật nói
chỉ có việc bước. Bạn đang nghĩ - Phật nói chỉ có việc nghĩ, không
có người nghĩ. Người nghĩ được tạo ra bởi ngôn ngữ. Bởi vì chúng
ta dùng ngôn ngữ dựa trên nhị nguyên, nó phân chia mọi thứ thành
hai mặt.
Khi bạn nghĩ, có một chùm ý nghĩ, được thôi - nhưng không có
người nghĩ. Nếu bạn thực sự muốn hiểu nó bạn sẽ phải thiền sâu và
đi tới điểm mà suy nghĩ biến mất. Khoảnh khắc suy nghĩ biến mất
bạn sẽ ngạc nhiên - người nghĩ cũng mất rồi. Với suy nghĩ, người
nghĩ cũng biến mất. Đó chỉ là sự xuất hiện của ý nghĩ chuyển động.
Bạn nhìn dòng sông. Dòng sông có thực sự tồn tại không, hay đấy
chỉ là chuyển động? Nếu bạn rút chuyển động ra, liệu sẽ còn dòng
sông không? Một khi chuyển động bị lấy ra thì dòng sông sẽ biến
mất. Không phải là dòng sông chuyển động; dòng sông không là gì
ngoài việc chảy.
Ngôn ngữ tạo ra khó khăn. Có thể bởi vì cấu trúc đặc biệt này trong
một số ngôn ngữ, Phật đã trở thành quan trọng và có ý nghĩa và trở
nên được bắt rễ chỉ ở Nhật Bản, Trung Quốc, Miến Điện - bởi vì họ
có ngôn ngữ khác hoàn toàn. Điều rất có ý nghĩa là hiểu tại sao ông
ấy đã trở nên quan trọng thế trong tâm trí người Trung Quốc, tại sao
Trung Quốc có thể hiểu được ông ấy mà Ấn Độ lại không thể hiểu
được. Trung Quốc có một ngôn ngữ khác mà lại hợp với ý thức hệ
Phật giáo tuyệt đối. Tiếng Trung Quốc không phân chia thành hai.
Trong tiến Trung Quốc, hay tiếng Hàn Quốc, hay tiếng Nhật Bản hay
tiếng Miến Điện tồn tại một cấu trúc hoàn toàn khác với tiếng Phạn,
tiếng Hindi, tiếng Anh, tiếng Hi Lạp, tiếng Latin, tiếng Pháp, tiếng
Đức - một cấu trúc khác toàn bộ.
Khi lần đầu tiên Kinh Thánh được dịch sang tiếng Miến Điện đã có
nhiều khó khăn, bởi vì vài câu không thể dịch được chút nào.
Khoảnh khắc bạn dịch, toàn thể nghĩa bị mất. Chẳng hạn, một câu
đơn giản, 'Thượng đế hiện hữu'; bạn không thể dịch nó sang tiếng
Miến Điện được. Nếu bạn dịch nó, nó sẽ thành 'Thượng đế trở
thành'. 'Thượng đế hiện hữu' không thể được dịch bởi vì không có
thuật ngữ tương đương cho 'hiện hữu', bởi vì 'hiện hữu' chỉ ra sự
tĩnh tại.
Chúng ta có thể nói 'cây hiện hữu', nhưng trong tiếng Miến Điện bạn
phải nói 'cây đang trở thành', chứ không 'hiện hữu'. Không có chữ